III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀN ƯỚC(QLNN) ĐỐI V ỚI DOANH NGHIỆP
1. Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với doanh nghiệp
Sự cần thiết của QLNN đối với DN cũng chính là sự cần thiết phải QLNN về kinh tế, nhưđã nêu ở phần chung. Ngoài ra, có một số lý do đặc thù đối với doanh nghiệp như sau:
1.1 Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hang loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệt quyết hang loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết.
Nhà nước bằng hoạt động của mình giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầu của họđểđáp ứng. Tuy nhu cầu được đặt ra có thể rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là các vấn đề thuộc về ý chí, tri thức, vốn liếng, phương hướng chính có liên quan đến kinh tế.
1.2 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà các chỉ có nhà nước quan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà các chỉ có nhà nước mới có khả năng xử lý các xung đột đó.
Mục tiêu của sản xuất kinh doanh là kiếm lời. Do đó, mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau và các đối tác khác có quan hệ với các doanh nhân, là điều không thể tránh khỏi. Thường có các quan hệ lợi ích sau đây.
- Quan hệ giữa các doanh nhân với nhau. Thuộc các đối tác này có nhiều nội dung quan hệ cụ thể: Quan hệ hàng - tiền với rất nhiều chi tiết liên quan; Quan hệ cổ phần cổ phiếu trong việc chia lời lãi; Quan hệ tranh chấp tài nguyên môi trường khi hoạt động liền kề bên nhau….
- Quan hệ giữa doanh nhân với người lao động. Quan hệ này cũng có nhiều nội dung cụ thể, nhưng tựu chung là quan hệ lao động, liên quan đến tiều công, điều kiện làm việc, thái độ đối xử, sự tuân thủ hợp đồng và thoảước lao động của đôi bên, ….
- Quan hệ giữa doanh nhân với xã hội nói chung, trong đó có quan hệ giữa doanh nhân với các công dân khác, với tư cách cá nhân, và quan hệ giữa doanh nhân với xã hội, với tư cách là một tập thể, một cộng đồng, có nhà nước làm đại biểu. Quan hệ này có nhiều nội dung cụ thể, như quan hệ liên quan đến môi trường, đến nguồn tài nguyên và mọi loại công dân, đến chất lượng và sự an toàn cho cuộc sống của người tiêu dùng, sản phẩm khi bán cho người tiêu dùng đến tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà hoạt động kinh tế có thểảnh hưởng tới….
2. Phương hướng can thiệp của nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.