Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Quyền sống là quyền tự nhiên, vốn có, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con ngƣời. Điều này đã đƣợc ghi nhận tại Điều 3 Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền năm 1948: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân"; tiếp đó, Khoản 1 Điều 6 Cơng ƣớc quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị cũng nhấn mạnh: "Mọi người đều có quyền cố hữu là
được sống.Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khơng ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện".
Bởi liên quan đến quyền đƣợc sống của con ngƣời nên hình phạt tử hình và thi hành án tử hình đƣợc quy định trong pháp luật gây nên nhiều tranh luận trong việc duy trì hay xóa bỏ hình phạt này. Theo thống kê của Tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International - AI), tính đến năm 2009 đã có 95 quốc gia trên thế giới xóa bỏ hình phạt tử hình trong pháp luật và trên thực tế; 35 quốc gia tuy vẫn quy định hình phạt tử hình trong pháp luật nhƣng khơng thi hành trên thực tế và 58 quốc gia và vùng lãnh thổ duy trì và thi hành án tử hình.
Ở Việt Nam, do diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, nhất là những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, gây gánh nặng và sức ép với các cơ quan nhà nƣớc trong việc tìm ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, đồng thời tác động đến tâm lý ngƣời dân trong việc áp dụng những hình phạt nghiêm khắc với tội phạm nên đa số ngƣời dân, các cơ quan chức năng và các đại biểu
Quốc hội vẫn ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nguy hiểm.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Việt Nam đang hòa chung xu hƣớng quốc tế là giảm việc áp dụng hình phạt tử hình. Điều này biểu hiện rõ nét trong số lƣợng các tội danh có thể bị kết án tử hình giảm đi đáng kể từ 44 điều khoản trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống cịn 29 điều khoản trong Bộ luật hình sự năm 1999 và 21 điều khoản theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999.
Một trong những hình thức để bảo vệ quyền sống của con ngƣời trong thi hành án tử hình là quy định về những nguyên tắc khi áp dụng hình phạt này đảm bảo "khơng ai bị tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện". Cụ thể là:
Hình phạt tử hình chỉ áp dụng với những ngƣời phạm tội đặc biệt nguy hiểm. Đó là những tội phạm gây nên những hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và biện pháp xử lý đối với kẻ phạm tội khơng cịn cách nào khác là phải cách ly vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội.
Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang ni con dƣới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Khơng thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang ni con dƣới 36 tháng tuổi. Trong trƣờng hợp này, hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.
Chính vì hình phạt tử hình tƣớc đoạt quyền sống của con ngƣời, hậu quả sau khi thi hành án tử hình là khơng thể khắc phục đƣợc nên để đảm bảo rằng sự tƣớc đoạt đó là đúng đắn, giảm thiểu tối đa những sai sót, pháp luật thi hành án hình sự quy định một trình tự, thủ tục chặt chẽ trƣớc khi đƣa bản án tử hình ra thi hành. Theo đó, bản án tử hình chỉ đƣợc thi hành nếu nhƣ
Chánh án Tòa án nhân dân dân tối cao và Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; hoặc bản án đƣợc kháng nghị nhƣng Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình và Chủ tịch nƣớc bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (trong trƣờng hợp ngƣời bị kết án gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nƣớc). Điều đó có nghĩa là tuy bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật song cho tới khi thi hành trên thực tế vẫn có khoảng thời gian hợp lý để bản án tử hình có thể đƣợc xem xét có hay khơng có việc kháng nghị; để xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; để ngƣời bị kết án thực hiện quyền đƣợc xin ân giảm án tử hình của mình. Hơn nữa trƣớc khi thi hành án tử hình, các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kỹ việc kiểm tra căn cƣớc, danh bản, chỉ bản của ngƣời phải chấp hành án.
Hình thức thi hành án tử hình cũng là một khía cạnh thể hiện việc bảo vệ các quyền con ngƣời.
Cách thức thi hành án tử hình tạo nên cuộc tranh luận giữa những ngƣời duy trì và những ngƣời muốn xóa bỏ hình phạt này bởi nó liên quan đến "quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục" đƣợc ghi nhận tại Điều 5 Tun ngơn tồn thế giới
về nhân quyền 1984 và cụ thể hóa tại Điều 7 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966. Với những ngƣời theo quan điểm xóa bỏ hình phạt này thì khơng một hình thức thi hành án tử hình nào là khơng gây đau đớn cho ngƣời bị hành quyết, có chăng chỉ là khác nhau về mức độ mà thôi. Hơn nữa trong thời gian chờ đợi thi hành án, họ bị khủng hoảng về mặt tinh thần. Bởi vậy, thi hành án tử hình là một "sự tra tấn và vi phạm nghiêm trọng đến
thể chất và tinh thần của con người". Ngƣợc lại, với những ngƣời theo quan
điểm duy trì hình phạt tử hình thì cho rằng với những phƣơng pháp thi hành án tử hình mới sẽ giảm thiểu tối đa sự đau đớn của tử tù trong quá trình hành
quyết nên vấn đề nhân phẩm không quá đáng lo ngại.
Trên thế giới tồn tại nhiều hình thức tử hình khác nhau nhƣ: treo cổ, dùng ghế điện, xử bắn, dùng phòng hơi ngạt, tiêm thuốc độc, dùng máy chém, ném đá đến chết, chém đầu. Ở Việt Nam, trong lịch sử cũng tồn tại khá nhiều những hình thức thi hành án tử hình khác nhau nhƣ chém đầu bằng đao hoặc gƣơm, lăng trì… (thời phong kiến), dùng máy chém (thời thuộc Pháp), xử bắn (kể từ sau khi giành độc lập) và đến nay, kể từ ngày 01/7/2011 (ngày Luật thi hành án hình sự 2010 có hiệu lực thi hành) thì "thi hành án tử hình được thực
hiện bằng tiêm thuốc độc". Xét một cách khách quan, phƣơng pháp tiêm
thuốc độc tránh đƣợc nhiều khía cạnh tiêu cực của các phƣơng pháp hành quyết khác nhƣ: khơng phá hủy thể xác tử tù, khơng có máu chảy từ các vết thƣơng hở, khơng có mùi cháy của thân thể do bị điện giật, thân thể tử tù không bị phơi ra nhƣ khi treo cổ…Nhƣ vậy, ở mức độ nhất định, việc thay thế hình thức thi hành án tử hình bằng xử bắn bằng tiêm thuốc độc đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề quyền con ngƣời trong thi hành án tử hình.
Bảo vệ các quyền con ngƣời trong thi hành án tử hình cịn đƣợc thể hiện trong những quy định về quyền của ngƣời bị kết án tử hình. Đó là quyền đƣợc hƣởng các tiêu chuẩn về ăn, uống, khám chữa bệnh, gửi nhận thƣ, quà thăm nuôi, quyền khiếu nại, tố cáo trong thời gian chờ thi hành án tử hình. Sau khi đã bị thi hành án, tiền và tài sản khác gửi lƣu ký tại trại giam đƣợc trả lại đầy đủ cho ngƣời thân hoặc ngƣời đƣợc ủy thác của họ. Về tử tù, luật cũng có những quy định mới: Ngồi việc đƣợc tự mình đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của viện trƣởng VKSND tối cao và chánh án TAND tối cao hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nƣớc..., tử tù còn đƣợc ăn uống, viết thƣ cho ngƣời thân. Thậm chí cịn cho phép tử tù ghi âm lại lời nói của mình để gửi cho thân nhân.
Luật cũng quy định rõ Hội đồng thi hành án tử hình phải có trách nhiệm tổ chức an táng ngƣời đã bị thi hành án tử hình. UBND cấp xã nơi thi hành án có trách nhiệm tạo điều kiện để tổ chức an táng ngƣời đã bị thi hành án tử hình, quản lý phần mộ của ngƣời bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn ba ngày sau khi bản án đã đƣợc thi hành, trại giam thông báo cho thân nhân của ngƣời bị thi hành án tử hình biết, giao cho họ tiền, tài sản, đồ vật khác có liên quan...
Cuối cùng, luật thi hành án hình sự có quy định về việc giải quyết trƣờng hợp thân nhân xin nhận tử thi, hài cốt của ngƣời bị chấp hành án tử hình. Quy định này là chính sách nhân đạo thể hiện tƣ tƣởng bảo vệ quyền con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc ta; giải quyết yêu tố tâm linh cho gia đình ngƣời bị chấp hành án tử hình; phù hợp với truyền thống, đạo đức của dân tộc đối với ngƣời đã mất.