4. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân
2.10. Bảo vệ các quyền con ngƣời thơng qua chế định về tái hịa nhập cộng đồng.
cộng đồng.
Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng đối với những ngƣời vi phạm pháp luật hình sự bị cách ly khỏi xã hội ở Việt nam là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Mục đích của chính sách này là nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho những ngƣời đã chấp hành xong hình phạt tạo lập một cuộc sống bình thƣờng. Để thực hiện mục đích này, các biện pháp tái hòa nhập
cộng đồng ở Việt nam đƣợc thực hiện trong 2 giai đoạn: trong quá trình những ngƣời phạm pháp đang chấp hành hình phạt và sau khi họ đã kết thúc thời hạn bị cách ly khỏi xã hội. Nhiệm vụ của thi hành án phạt tù không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ các nội dung đƣợc ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án, mà còn tạo điều kiện cần thiết để những ngƣời đã chấp hành xong hình phạt tù có thể trở lại cuộc sống bình thƣờng trong xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta coi việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ những ngƣời phạm tội, lầm lỡ để họ cải tạo bản thân, hịa nhập với cuộc sống bình thƣờng và trở thành ngƣời có ích cho xã hội là một chính sách lớn thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ và là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với việc chấn chỉnh và thực hiện tốt cơng tác thi hành án, việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, giúp đỡ những phạm nhân đƣợc tha tù, nhằm tiếp tục giáo dục họ trở thành những ngƣời lƣơng thiện, hịa nhập với cuộc sống cộng đồng, có ích cho gia đình và xã hội, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm là hoạt động có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của ngƣời chấp hành xong bản án. (Điều 40 Luật Thi hành án hình sự)
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, tác giả luận văn đã trình bày, phân tích những quy định của pháp luật thi hành án hình sự hiện hành (Luật thi hành án hình sự năm 2010 là cơ bản) trong việc bảo vệ các quyền con ngƣời. Theo đó, vấn đề quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận và bảo đảm ở nhiều quy định. Trƣớc hết là ở những nguyên tắc của quá trình thi hành án, sau đó là ở những quy định về thi hành án tử hình, thi hành hình phạt tù, thi hành hình phát chính khác, thi hành các hình phạt bổ sung, các biện pháp tƣ pháp, các biện pháp tha miễn và cơ chế tái hịa nhập cộng đồng. Thơng qua chƣơng này, chúng ta có thể đánh giá pháp luật thi hành án hình sự của Việt Nam cơ bản bảo vệ đƣợc các quyền con ngƣời phù hợp với pháp luật quốc tế về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề quyền con ngƣời trong pháp luật thi hành án hình sự chủ yếu đƣợc đề cấp tới khía cạnh quyền của ngƣời chấp hành bản án, quyết định của tịa án mà ít có những quy định về đảm bảo quyền con ngƣời của ngƣời thi hành án hình sự và những ngƣời liên quan.
Chƣơng 3