Các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 26 - 29)

ngân hàng thương mại

Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại hầu như đã xây dựng quy định về các biện pháp bảo đảm tiền vay để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả các ngân hàng lớn trong lĩnh vực ngân hàng cũng đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc xử lý, định giá tài sản bảo đảm dẫn đến việc đưa khoản tín dụng của mình lâm vào tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.

Khái niệm pháp luật đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay là một chế định pháp luật, bao gồm tổng thể các quy định pháp luật về các biện pháp mà các ngân hàng thương mại phải thực hiện để bảo đảm cho hoạt động cho vay được an toàn. Mọi ngành kinh doanh đều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, tuy nhiên không phải tất cả các ngành kinh doanh đều có được tổng thể các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. Với ngành ngân hàng có vai trò quan trọng của nền kinh tế, các biện pháp an toàn được đặt ra không chỉ dừng lại ở những biện pháp đơn lẻ, mang tính giải pháp tình thế của từng ngân hàng mà đòi hỏi pháp luật can thiệp sâu, rộng bằng những quy chế đặc thù, tạo nên hệ thống các quy phạm pháp luật chặt chẽ, hợp lý, bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của cả hệ thống ngân hàng ngay từ khi mới thành lập, kinh doanh và phát triển bền vững. Đồng thời, đây cũng chính là sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng bằng pháp luật.

Qui định đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại

Bảo đảm tiền vay là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được pháp luật quy định theo một khuôn mẫu nhất định, có mục đích hướng

dẫn cho các chủ thể trong quan hệ (ngân hàng thương mại và khách hàng vay vốn), để đảm bảo cho nghĩa vụ được thực hiện (nghĩa vụ trả nợ của khách hàng), đồng thời xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đồng thời, biện pháp bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng chính, không phải điều kiện bắt buộc. Các biện pháp đảm bảo tiền vay giúp giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và kích thích hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.

Các biện pháp đảm bảo không bằng tài sản

Thứ nhất là tín chấp: là việc các tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở dùng uy tín của tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ nhằm thực hiện các chính sách xã hội. Việc cho vay có đảm bảo bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm

Thứ hai là việc người thứ ba (bên bão lãnh) cam kết với ngân hàng thương mại (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho khách hàng vay (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thảo thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo đó, bất kì cá nhân, tổ chức nào có thể đứng ra bảo lãnh cho một cá nhân, tổ chức khác vay một khoản tiền của ngân hàng thương mại

Các biện pháp đảm bảo bằng tài sản

Thứ nhất là cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay: là việc khách hàng vay (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng thương mại (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của mình bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn (nếu có). Giao dịch cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Thứ hai là biện pháp thể chấp bằng tài sản của khách hàng vay: đây là việc khách hàng vay (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với ngân hàng thương mại (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đây là biện pháp đảm bảo được sử dụng phổ biến hơn cả.

Thứ ba là biện pháp cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba: đây là việc tổ chức, cá nhân không phải là bên vay (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho ngân hàng thương mại (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn (nếu có) trong trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay theo cam kết với ngân hàng thương mại. Giao dịch cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Thứ tư là thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba: là việc tổ chức, cá nhân không phải là bên vay (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của bên vay đối với ngân hàng thương mại (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp

Như vậy, về cơ bản thì về bản chất, bảo đảm tiền vay chỉ là một trong những biện pháp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với hợp đồng chính, nó không phải là điều kiện bắt buộc, dù có các biện pháp này hay không đều không ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ vẫn phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ và chịu các biện pháp xử lý về tài sản nếu vi phạm (phong tỏa tài khoản, niêm phong tài sản, bị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác để đảm bảo trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)