trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Sau khi đã có một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, vấn đề đặt ra là phải xây dựng hệ thống các công cụ,biện pháp để tổ
chức thực hiện các quy định ấy trên thực tế, nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, nợ xấu phát sinh, người viết xin đề xuất một số kiến nghị về việc hoàn thiện các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật như sau:
Một là, Cần tăng cường phổ biến, tuyên truyền trên sách báo, phương
tiện truyền thông về các Chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Đồng thời, cần đổi mới, hoàn thiện hoạt động của các Ngân hàng thương mại: xuất phát từ tình hình biến động bất thường của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới hoạt động của các ngân hàng thương mại sao cho phù hợp với thực tế.
Trước hết,các ngân hàng thương mại cần mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng để tăng lợi nhuận, giảm bớt sự lệ thuộc vào nghiệp vụ cho vay. Do vậy cũng giảm bớt rủi ro từ hoạt động này. Ngoài ra,các Ngân hàng thương mại cần linh hoạt, chủ động trong việc cho vay bằng vàng, ngoại tệ vì tỷ giá ngoại tệ và giá vàng đang có nhiều biến động, nếu ngân hàng thương mại cho vay bằng hình thức này sẽ gây áp lực không nhỏ đối với khách hàng khi trả nợ.
Một vấn đề quan trọng nữa là, Ngân hàng thương mại cũng cần phải hạn chế cho vay phi sản xuất, tức là hạn chế cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản, cho vay đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống và cho vay tiêu dùng. Đồng thời, phải kiểm soát cho vay tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Đặc điểm của đối tượng cho vay này là các Ngân hàng cho vay vốn để các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thật sự để mua nhà ở, đất ở, căn hộ mà phần lớn là tập trung ở khu vực thành phố, thị xã tập trung đông dân cư, khu đô thị mới, trong đó,có các đối tượng học sinh, sinh viên mỗi năm ra trường hàng triệu người không về quê mà trụ lại thành phố tìm việc làm. Dòng người di cư
về thành phố làm cho nhu cầu về nhà ở hàng năm tăng rất nhanh, giá cả nhà đất tăng lên chóng mặt.
Hai là, bản thân các Ngân hàng thương mại cần thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, tránh tình trạng không coi trọng chính sách, đảm bảo ý nghĩa của quy định pháp luật được nguyên vẹn khi áp dụng vào thực tế. Từ đó cũng giảm bớt những trường hợp các Ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận mà vi phạm pháp luật.
Ba là, cần xây dựng các quy chế đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp với cán bộ ngân hàng, trang bị kĩ thuật phương tiện cho các Ngân hàng thương mại. Vì ngân hàng là một ngành nghề khá đặc biệt, là trụ cột của cả nền kinh tế, nên hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của nền kinh tế. Chính vì vậy, cần phải tổ chức, đào tạo,nâng cao chuyên môn cho các cán bộ ngân hàng thương mại, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp cho họ. Khi chuyên môn bảo đảm thì quá trình thẩm định hồ sơ, xem xét các vấn đề bảo đảm tiền vay cũng sẽ chắc chắn hơn, đúng với quy định của pháp luật. Và các rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại theo đó cũng giảm bớt đi, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất kinh doanh.
Bốn là, cần có những quy định pháp luật cụ thể tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình,từ đó,cũng nâng cao trách nhiệm của mỗi ngân hàng khi tiến hành nghiệp vụ cho vay. Ngân hàng thương mại phải dự báo tình hình tốt để có giải pháp kinh doanh phù hợp nhằm chủ động ngăn ngừa rủi ro, đồng thời tập chung cho các nhu cầu vay để sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông thôn, các dự án lớn, trọng điểm của nhà nước.
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Vì vậy các Ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp được tự chủ về tài chính ngoài việc tự hạch toán đầu vào, đầu ra còn phải chịu
sự tác động của chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước và các quy luật kinh tế. Đầu tiên là quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông phải phù hợp với khối lượng hàng hóa trong lưu thông, nghĩa là giá cả ổn định, đồng tiền không bị mất giá, đời sống của những người làm công ăn lương được bảo đảm, tiền lương danh nghĩa phù hợp với tiền lương thực tế. Đây là một trong những yếu tố để ổn định tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền không để tái lạm phát. Không những thế, nó còn chịu sự điều tiết của quy luật giá trị giữa nhà kinh doanh tiền tệ và các nhà sản xuất thông qua kênh phân phối lợi nhuận. Nếu để lợi nhuận của ngân hàng chênh lệnh quá xa so với lợi nhuận của doanh nghiệp thì không kích thích được sản xuất. Điều này các Ngân hàng thương mại cũng phải chia sẻ với khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Năm là, cần cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn; giữa nguồn huy động vốn ngắn hạn dùng cho vay trung, dài hạn. Hiện nay, cơ cấu tài chính trong nước còn mất cân đối: hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế. Tính chung cả nội tệ và ngoại tệ thì số vay huy động ngắn hạn chuyển cho vay trung và dài hạn chiếm khoảng 50% trong số vốn vay huy động ngắn hạn. Việc sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay chiếm tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro và có nguy cơ gây thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống.
Cuối cùng là để thực hiện lộ trình giảm lãi suất trong thời gian tới, các Ngân hàng thương mại cần rà soát lại các hợp đồng tín dụng, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh để kịp thời giải ngân, giúp cho doanh nghiệp sớm được vay vốn. Đặc biệt là không được tính thêm bất kỳ khoản chi phí nào khi doanh nghiệp có nhu cầu xin vay. Về phía doanh nghiệp, cần sớm phát hành trái phiếu chuyển đổi, đây là hình thức vay huy động vốn trên thị
trường tốt nhất. Việc hạ lãi suất huy động, các Ngân hàng thương mại cần chấm dứt ngay hoạt động khuyến mại khách hàng gửi tiền, vì mục đích kéo khách vào ngân hàng mình. Việc giảm lãi suất huy động sẽ làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng, gây khó khăn cho một số ngân hàng thương mại đang thực sự khó khăn về vốn, nhưng không để xảy ra tình trạng người dân rút tiền ở chỗ lãi suất thấp đi gửi ở nơi có lãi suất cao.
Như vậy, Nhà nước cần nâng cao và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động cho vay. Điều này đồng nghĩa với việc khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, hoặc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng... Ngân hàng thương mại và khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí. Mặt khác, khi có sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, Ngân hàng thương mại cũng dễ dàng phát hiện ra những sai phạm trong hoạt động cho vay và có những biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động thiết yếu để các cá nhân và doanh nghiệp có nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Có nghĩa là trong giai đoạn kinh tế đang trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay nếu thiếu đi nguồn vốn thì khó có thể đầu tư để hoạt động lâu dài và vững mạnh. Như vậy, cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hoạt động cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam để tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, phải giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc giao kết hợp đồng tín dụng và tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng để hạn chế tối đa các rủi ro của tín dụng ngân hàng thương mại.
Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại sẽ là điều kiện cần và có vai trò hỗ trợ và làm nền tảng cho các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của mình. Để có thể xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển hoạt động cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức tín dụng Việt nam cần phải phát huy các lợi thế vốn có của từng tổ chức tín dụng, ví dụ như về mạng lưới, uy tín, hiểu biết về thị trường, khách hàng,…. Đồng thời, cần nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên ngân hàng, nhanh chóng tiếp cận với các công nghệ ngân hàng hiện đại và dịch vụ ngân hàng mới. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện thành công chiến lược phát triển hoạt động cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại, cũng như các cơ chế chính sách liên quan cũng phải được hoàn thiện một cách đồng bộ, đặc biệt các quy định về xử lý phá sản, quyền chủ nợ của ngân hàng, phòng chống vấn đề rửa tiền.
Mặc dù đã có gắng nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu, nhưng do kiến thức chưa hoàn thiện nên các biện pháp và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay và các biện pháp đảm bảo trong hoạt động cho vay của ngân hàng chỉ mang tính chất khuyến nghị và gợi mở, mong quý thầy cô có ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.