Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 cho đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 40 - 43)

1985 cho đến nay

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 nƣớc ta đã đƣợc kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa VII thông qua ngày 27/06/1985, có hiệu lực từ ngày 01/01/1986. Bộ luật hình sự năm 1985 thể hiện tập trung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nƣớc, quy định một cách thống nhất, tổng thể và có hệ thống trong cùng một văn bản những vấn đề về tội phạm và hình phạt. Bộ luật hình sự bao

gồm lời nói đầu, hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm. Từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực đến khi nó đƣợc thay thế bằng Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà nƣớc ta đã bốn lần ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Đó là các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989, ngày 12/08/1990, ngày 22/02/1992 và ngày 10/05/1997. Lần đầu tiên, các chế định của Phần chung luật hình sự đã đƣợc định nghĩa một cách khái quát trong luật. Trong đó, hệ thống hình phạt đƣợc ghi nhận tại Điều 21, bao gồm:

+ Hình phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình.

+ Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm làm những ngành nghề hoặc công việc nhất định; Cấm cƣ trú; Quản chế, Tƣớc một số quyền công dân; Tƣớc danh hiệu quân nhân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).

Hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính, đƣợc quy định cụ thể tại Điều 22 Bộ luật hình sự năm 1985, theo đó, "cảnh cáo đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhƣng chƣa đến mức miễn hình phạt". Theo đó, hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự năm 1985 có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, lần đầu tiên Bộ luật hình sự đã quy định hình phạt cảnh cáo tại một điều riêng biệt (Điều 22). Trong đó, nhà làm luật đã quy định cụ thể điều kiện và phạm vi áp dụng đối với hình phạt cảnh cáo bao gồm: (1) áp dụng đối với ngƣời phạm tội ít nghiêm trọng; (2) có nhiều tình tiết giảm nhẹ; và, (3) chƣa đến mức miễn hình phạt.

Thứ hai, trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính đƣợc quy định cụ thể

trong các điều luật tƣơng ứng với từng loại tội phạm. Ví dụ: Điều 110 Bộ luật

hình sự năm 1985 quy định vềTội vô ý gây thƣơng tích nặng hoặc gây tổn hại

cho sức khỏe của ngƣời khác nhƣ sau: "Ngƣời nào vô ý gây thƣơng tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe ngƣời khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm".

Đứng trƣớc yêu cầu đổi mới mọi mặt đời sống đất nƣớc đặt ra nhiệm vụ xem xét để sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 - Bộ luật của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp một cách cơ bản, toàn diện nhằm kịp thời thể chế hóa chính sách hình sự của Đảng và Nhà nƣớc ta trong giai đoạn cách mạng mới, đảm bảo hiệu quả cao của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế. Việc Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 và sau đó đến ngày 19/6/2009 Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã ban hành Luật số 37/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự này, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu nêu trên. Bộ luật hình sự hiện hành là một kết quả của sự kế thừa của cả một hệ thống các nguyên tắc, các chế định đã qua thực tế áp dụng kiểm nghiệm của Bộ luật hình sự năm 1985, đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi nâng cao và phát triển.

Liên quan tới hình phạt cảnh cáo, trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những nội dung mới quan trọng, đó là:

Thứ nhất, hình phạt cảnh cáo trong Bộ luật hình sự năm 1999 đƣợc quy định tại Điều 29 (trƣớc đây là Điều 22) và vẫn giữ nguyên quy định là hình phạt chính, cùng với các hình phạt chính khác nhƣ: Phạt tiền; cải tạo không giam giữ (Bộ luật hình sự năm 1985 quy định là "cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội"); trục xuất với tính cách vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung (Bộ luật hình sự 1985 chỉ quy định trục xuất là hình phạt bổ sung); tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

Thứ hai, loại bỏ việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính tại một số điều luật sau: Điều 131 - Tội xâm phạm quyền tác giả, Điều 141 - Tội chiếm giữ trái phép tài sản; Điều 142 - Tội sử dụng trái phép tài sản; Điều 163 - Tội cho vay nặng lãi; Điều 245 - Tội gây rối trật tự công cộng; Điều 248 - Tội đánh bạc; Điều 268 - Tội chiếm đoạt, mua bán tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội.

Thứ ba, quy định mới việc áp dụng hình phạt cảnh cáo với tính cách là hình phạt chính tại một số điều luật sau: Điều 149 - Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (đây là tội phạm mới đƣợc quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999); Điều 152 - Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dƣỡng; Điều 162 - Tội lừa dối khách hàng; Điều 258 - Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; Điều 266 - Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Mặc dù ngày 19/6/2009, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã ban hành

Luật số 37/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1999, tuy nhiên, các quy định về hình phạt cảnh cáo vẫn không thay đổi so với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985.

Tóm lại, việc quy định hình phạt cảnh cáo trong lịch sử lập pháp hình sự nƣớc ta trƣớc đây và trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành có ý nghĩa quan trọng không những trong việc tạo cơ sở pháp lý cho sự kết hợp các biện pháp cƣỡng chế hình sự của Nhà nƣớc với các biện pháp khoan hồng đặc biệt, các biện pháp tác động xã hội trong việc giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội, giúp họ trở thành ngƣời lƣơng thiện có ích trong xã hội, cũng nhƣ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)