Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn năm 1987

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 39 - 42)

2.1 .1Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn năm 1985

2.1.2. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn năm 1987

1987

Nhằm thực hiện Công ước Viên một cách có hiệu quả hơn, hai năm sau đó, Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn đã được kỹ kết. Nghị định thư này được điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tại cuộc họp lần thứ hai của các bên tại Luân Đôn (27-29/6/1990), tại cuộc họp lần thứ IV các bên tại Côpenhagen (23-25/11/1992), tại cuộc họp lần thứ VII của các bên tại Viên (5-7/12/1995), tại cuộc họp lần thứ IX của các bên tại Montreal (1997) và được điều chỉnh tiếp tục tại cuộc họp lần thứ IX của các bên tại Bắc Kinh (1999). Nghị định thư đặt ra mục tiêu cắt giảm hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ CFCs (chất làm suy giảm tầng Ôzôn) vào 01/01/2010 và từ ngày 01/01/2010 sẽ tiến hành cắt giảm HCFC (chất tạm thời thay thế CFCs) [18].

Nghị định thư Montreal được sửa đổi nhằm tăng cường kế hoạch loại trừ các chất ODS (chất gây phá hủy tầng Ôzôn) theo từng giai đoạn, theo nguyên tắc không gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong việc cắt giảm các

chất ODS. Các nước đang phát triển, được gia hạn thêm mười năm so với các nước phát triển trong việc loại trừ các chất ODS, yêu cầu được hỗ trợ tài chính và được chuyển giao công nghệ không sử dụng ODS để thực hiện việc cắt giảm các chất này theo các điều khoản của Nghị định thư Montreal. Bình quân mỗi năm Quỹ đa phương chi khoảng 150 triệu USD giúp các công ty ở các nước đang phát triển chuyển từ sản xuất các sản phẩm có chứa CFC2 sang các sản phẩm sử dụng các chất không phá hủy (hoặc phá hủy ở mức độ ít hơn) tầng Ôzôn như HCFC2, HFC2 và các loại hóa chất khác trong các sản phẩm như bình xịt tóc, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh... 2,1 tỷ USD đã được chi những năm qua nhằm bảo vệ tầng Ôzôn của trái đất [18].

Nghị định thư cũng đề ra rất nhiều điều khoản nhằm xác định các biện pháp cần thiết để các Bên tham gia hạn chế và kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng Ôzôn (ODS). Các bên không nhập khẩu hay xuất khẩu các chất bị hạn chế khỏi quốc gia không tham gia công ước. Ngoài ra, hàng năm các thành viên cần cung cấp các số liệu thống kê cho Ban thư ký về việc làm giảm các chất nguy hại của nước mình cũng như việc xuất khẩu hay nhập khẩu các chất đã được kiểm soát. Các thành viên phải cùng nhau hợp tác phát triển, trao đổi thông tin và nâng cao nhận thức của công chúng trong việc bảo vệ tầng Ôzôn, đặc biệt là theo nhu cầu của các nước đang phát triển.

Theo Nghị định thư, bắt đầu từ năm 1990, ít nhất 4 năm một lần, các bên sẽ tiến hành đánh giá các biện pháp kiểm duyệt cũng như việc xuất khẩu, nhập khẩu các chất quá độ (các chất tạm thời thay thế CFCs).

Một cơ chế tài chính bao gồm “Quỹ đa phương” (Do các nước phát triển đóng góp) được thiết lập nhằm cung cấp cho các nước đang phát triển sự trợ giúp kỹ thuật và tài chính.

Bất kỳ một sự bổ sung nào của Nghị định thư mà được 2/3 nước thành viên ủng hộ, gồm 50% số nước tiêu thụ chính, thì có giá trị cho tất các nước thành viên tuân theo.

Công ước viên bảo vệ tầng Ôzôn 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn 1987 đã và đang được ghi nhận là một thành công của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn cầu tạo ra sự biến đổi khí hậu do tầng Ôzôn bị phá hủy gây nên. Bên cạnh đó, nhiều loại khí thải bị cắt giảm theo hai văn bản này có tiềm năng làm trái đất nóng lên dẫn tới sự thay đổi khí hậu rất cao. Vì vậy, ngày ký kết Nghị định thư Montreal về các Chất làm suy giảm tầng Ôzôn, 16/9/1987 được thế giới chọn làm ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn hàng năm.

Hưởng ứng tinh thần ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn, Chính phủ các nước trên toàn thế giới tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn, chẳng hạn như [27]:

-Mêxicô đã tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày các cơ sở sản xuất CFC của nhà máy Quimobasicos bị đóng cửa, đây là nhà máy sản xuất CFC lớn nhất ở Mỹ Latinh. Kết quả là làm giảm 60% sản lượng CFC ở châu Mỹ Latinh và giảm từ 12-13% sản lượng CFC toàn cầu.

-Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn của Trung Quốc diễn ra ở thành phố Thâm Quyến, nội dung tập trung vào bảo vệ tầng ôzôn ở các thành phố, thị trấn.

-Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ôzôn bằng việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về sự an toàn dưới ánh nắng mặt trời nhằm ngăn ngừa ung thư da, do Cơ quan Bảo vệ Môi trường, Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh và Hội đồng ngăn ngừa ung thư da Quốc gia Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

-Bộ Sinh thái và Phát triển của Pháp tổ chức hội nghị chuyên đề ở Pari với chủ đề “Ôzôn, Biến đổi khí hậu và sự thay đổi”

-Ở Mauritius, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Quốc gia và Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin cùng phối hợp với UNEP tổ chức họp báo, trong đó một trang web mới mang tính giáo dục trẻ em của UNEP được giới thiệu trên toàn cầu.

-Inđônêxia tổ chức Ngày Ôzôn ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương với sự tham gia của phái đoàn ngoại giao của nhiều nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)