Các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 89)

2.1 .1Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn năm 1985

3.3. Các vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Trong những năm sắp tới, vấn đề đặt ra với Việt Nam đó là nước ta cần tích cực và chủ động tham gia cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể.

- Ở nước ta, nhận thức về biến đổi khí hậu của toàn xã hội, ở mọi cấp độ, tư các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ ở các ngành và đia phương, các tổ chức xã hội cũng như bản thân mỗi người dân còn hạn chế. Vì thế, nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu rõ ràng là hoạt động cần ưu tiên hàng đầu phải làm ngay và được làm một cách có hệ thống đối với mọi tầng lớp trong xã hội.

- Việt Nam cần chủ động hình thành một chiến lược thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu của trái đất. Trọng tâm của chiến lược này nên nhằm vào một số lĩnh vực dễ bị tổn thương như: tài nguyên nước, nông nghiệp, quy hoạch dân cư và khu công nghiệp ở các vùng ven biển, năng lượng và giao thông vận tải. Chiến lược này cần được hoạch định với tầm nhìn xa ít nhất một thế kỷ. Đồng thời, các vấn đề về biến đổi khí hậu cần được tích hợp vào quá trình hoạch định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển và sự phối hợp điều hành thực hiện giữa các ban ngành, giữa các cấp từ trung ương đến địa phương.

- Việt Nam phải phối hợp với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có thể bị tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu, đấu tranh yêu cầu các nước công nghiệp phát triển và các nước phát thải lượng lớn các khí gây hiệu ứng nhà kính phải tôn trọng và thực thi các cam kết trong Nghị định thư Kyoto và cam kết mạnh mẽ hơn trong thoả thuận mới sau này. Chúng ta nên coi đây là một trọng tâm khi tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Bởi các nước phát triển chính là những nước phải chịu trách nhiệm chính đối với tình trạng biến đổi khí hậu ngày nay. Hơn nữa, các nước phát triển chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính hàng năm nên chỉ khi các nước này thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định thư Kyoto và tiến hành cam kết cắt giảm mạnh hơn nữa thì biến đổi khí hậu mới được hạn chế phần nào.

- Nghiêm chỉnh thực thi các nghĩa vụ pháp lý trong Công ước Viên bảo vệ tầng Ôzôn, Nghị định thư Montreal, Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto và những điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà ta và sẽ ký kết hoặc tham gia; tăng cường chuyển hoá các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia vào pháp luật trong nước; tranh thủ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để tiến hành các biện pháp giảm phát khí gây hiệu ứng nhà kính, tăng cường ứng dụng công nghệ sạch, tiến hành các biện pháp luật pháp, hành chính và kỹ thuật để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng hoá thạch.

- Tích cực tham gia tiến trình xây dựng thoả thuận toàn cầu mới về biến đổi khí hậu thay thế cho Nghị định thư Kyoto sau năm 2012. Về lâu dài, thoả thuận này có một ý nghĩa quyết định đối với việc ngăn chặn hiện tượng trái đất nóng lên. Và như vậy, cũng có nghĩa là thoả thuận sẽ đóng một vai trò quyết định trong việc ngăn chặn những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

Đặc biệt, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và hoàn thiện sẽ tạo môi trường pháp lý cần thiết để thực hiện chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về ứng phó biến đổi khi hậu hiện nay còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số văn bản được ban hành chưa đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh tất cả các hoạt động liên quan đến hoạt động biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó còn chưa có cơ chế rõ rang và cụ thể vế sự phối hợp giữa các bộ ngành và các địa phương, cùng cơ chế tham gia và phối hợp giữa các thành phần xã hội. Do đó hệ thống văn bản

pháp luật này cần sớm được bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của đời sống xã hội về phát triển bền vững, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Để khắc phục những tồn tại kể trên, trong thời gian tới cần ưu tiên tiến hành rà soát, sửa đổi và đề nghị bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm thúc đẩy các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu. Cụ thể như sau:

 Những văn bản cần rà soát lại:

- Rà soát, bổ sung Chỉ thị 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 và Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ để có một cơ chế hợp lý, điều chỉnh được các vấn đề liên quan đến thực hiện Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto cho giai đoạn này vá au năm 2012 bao gồm: Tổ chức thực hiện đồng bộ và kịp thời các hoạt động chống biến đổi khí hậu trong phạm vi cả nước; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tham gia của các bộ, ngành, câc cấp, các địa phương và người dân trong các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2008-2010 và sau 2010.

- Rà soát, bổ sung Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 của Bộ TNMT nhằm khuyến khích sự tham gia rộng rãi cúa các tổ chức, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hoạt động CDM để thu hút vốn đầu tư vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến công nghệ, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ sạch phục vụ phát triển bền vững cùng với việc giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu.

 Các văn bản cần xây dựng mới:

- Nghiên cứu, xây dựng để ban hành Nghị định của Chính phủ quy định quy chế đầu tư nước ngoài từ các nguồn vốn liên quan đến biến đổi khí

hậu phù hợp với quy định quản lý hiện hành của Nhà nước, phù hợp với các văn bản và quy định quốc tế, đảm bảo sự linh hoạt và thực hiện hiệu quả

- Quyết định của Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng là Trưởng ban với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngàng liên quan

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng sau năm 2015.

- Nghiên cứu, xây dựng, ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân cấp và Thông tư hướng dẫn việc xây dựng, tổ chức quản lý, thực hiện, các cơ chế tài chính cho các dự án chống biến đổi khí hậu

- Ban hành thông tư hướng dẫn giám sát việc tích hợp biến đối khí hậu vào các chương trình phát triển tổng thể của các bộ, ngành và địa phương, các hoạt động KT-XH như một nội dung đánh giá tác động môi trường chiến lược.

- Từng bước xây dựng và ban hành tiêu chuẩn quốc gia về quy hoạch thiết kế các công trình có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và các tiêu chí ưu tiên đối với các chương trình, dự án về chống biến đổi khí hậu.

3.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trước những thách thức ngày càng nghiêm trọng về biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia đã cùng nhau xây dựng một khung pháp lý quốc tế về khí hậu theo hướng ngày càng hoàn thiện.

Với việc ký kết và nội luật hóa các văn bản về điều ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu, Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng để ban hành kịp thời và hoàn thiện tiếp tục các quy định cụ thể thông qua các văn bản pháp luật trong nước.

Các quy định pháp luật về chống biến đổi khí hậu đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương đồng giữa các quy phạm pháp luật Việt Nam với các quy định trong các công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã khằng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế mà Chính phủ đã ký trước các quy định của Pháp luật nội địa trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.

Tuy vậy bên cạnh những tiền đề rất thuận lợi cho việc phát triển các quy định pháp luật cụ thể về chống biến đổi khí hậu, thực tế thi hành các quy định pháp luật này ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy một số hạn chế nhất định. Bởi vậy, việc xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng chưa tốt đến lĩnh vực khí hậu để đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về chống biến đổi khí hậu là mục đích của tác giả trong chương này.

KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu đòi hỏi nhân loại phải đưa ra sự lựa chọn dứt khoát. Chỉ bằng cách hành động hết sức khẩn trương, chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thoái lùi sự nghiệp phát triển con người thế kỷ XXI và các nguy cơ xảy ra thảm hỏa cho các thế hệ mai sau. Song tinh thần khẩn trương đó vẫn chưa có.

Chính phủ các nước có thể gán cho vấn đề biến đổi khí hậu một cái tên rất hay “ Khủng hoảng an ninh toàn cầu”, nhưng hoạt động của họ, và cả việc họ không làm gì về cải cách chính sách năng lượng lại là một câu chuyện khác. Xuất phát điểm cho hành động và sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị là Chính phủ và các nước thừa nhận rằng họ đang phải đối đầu với mối đe dọa có thể coi là nghiêm trọng nhất của nhân loại từ trước tới nay. Việc đối mặt với các mối đe dọa đó tạo ra thách thức ở nhiều cấp. Có lẽ, cơ bản nhất là đòi hỏi chúng ta phải xem xét cách tư duy về các vấn đề phát triển. Có thể khí hậu là yếu tố minh chứng rõ rệt nhất cho thấy có thể tạo ra của cải không giống như việc đạt được tiến bộ của loại người. Trong khuôn khổ các chính sách năng lượng hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên thịnh vượng về kinh tế thì các mối đe dọa đối với sự phát triển con người hôm nay và cuộc sống của các thế hệ mai sau cũng tăng theo. Tăng trưởng với cường độ phát thải cacbon cao là triệu chứng của một vấn đề sâu sắc hơn. Một trong những bài học đắt giá nhất thu được từ biến đổi khí hậu là mô hình kinh tế thúc đẩy tăng trưởng và tiêu dùng hoang phí thiếu bền vững về mặt sinh thái ở các nước giàu. Có lẽ không thách thức nào lớn hơn việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế và tiêu dùng với tình hình thực tiễn về môi trường sinh thái.

Nhận thức được điều này, cộng đồng quốc tế đã cũng như bản thân mỗi quốc gia đã có những hành động nhất định nhằm hạn chế những tác động của con người dẫn tới sự thay đổi khí hậu. Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn, Nghị định thư Montreal, Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyôtô là nền tảng để các quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhưng đó mới chỉ là những bước đi đầu tiên của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đầy cam go và kéo dài. Bên cạnh đó, sự thiếu hợp tác giữa các quốc gia trong việc thực thi và xây dựng các thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu chính là rào cản lớn trong cuộc chiến này mà cộng đồng quốc tế cần vượt qua. Chỉ có chung tay hợp tác để xây dựng một hệ thống pháp luật quốc tế hoàn thiện về biến đổi khí hậu cũng như thực thi các quy định ấy một cách hiệu quả thì các quốc gia mới có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này và trái đất mới mãi là ngôi nhà xanh của chúng ta, những thành công nhất định của Công ước Viên và Nghị định thư Montreal đã chứng minh cho điều này.

Tuy nhiên, tình hình hợp tác quốc tế đa phương trong lĩnh vực biến đổi khí hậu còn chưa phù hợp. Ưu tiên hiện nay là cần có một hiệp định quốc tế mang tính ràng buộc về việc cắt giám khí thải nhà kính trong một thời gian dài. Các nước đang phát triển phải tham gia vào hiệp định đó và đưa ra cam kết giảm thiểu mức độ phát thải. Tuy nhiên những cam kết này phải phản ánh hoàn cảnh và năng lực của họ cũng như mục tiêu bao trùm là duy trì các kết quả xóa đói giảm nghèo. Bất cứ thỏa thuận đa phương nào không có được những cam kết bằng con số cụ thể từ các nước đang phát triển thì nó sẽ không đủ thuyết phục cho công cuộc giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Đồng thời, một điều kiện bắt buộc nữa đối với hiệp định này là nó phải quy định những điều khoản về tài trợ và chuyển giao công nghệ từ các nước giàu vì họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử đối với biến đổi khí hậu.

Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ rất khó khăn và đầy cam go đối với chúng ta. Tuy vậy, với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế và là thành viên của các điều ước quốc tế vể biến đổi khí hậu, Việt Nam cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ để góp phần cùng cộng đồng quốc tế chống lại sự thay đổi khí hậu, Hơn nữa, Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng nhất do sự thay đổi khí hậu nên cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến có tính chất sống còn đối với chúng ta.

Chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến xuyên suốt các thế hệ. Thách thức đối với thế hệ hiện tại là làm thế nào duy trì cánh cửa cơ hội bằng cách làm giảm dần phát thải khí nhà kính. Thế giới có cơ hội lịch sử để bắt đầu công việc này. Giai đoạn cam kết hiện nay của Nghị định thư Kyoto sẽ kết thúc năm 2012, Nghị định thư kế tiếp có thể ra một phương hướng mới, đưa ra những giới hạn nghiêm ngặt đối với mức phát thải trong tương lai và tạo dựng một khuôn khổ phối hợp hánh động quốc tế. Cần thúc đẩy các cuộc thương thuyết để đề ra câc chỉ tiêu định lượng, qua đó Chính phủ các nước xác định được mục tiêu cho ngân quỹ Cacbon dựa trên các biện pháp cải cách chính sách năng lượng mạnh mẽ và hành động của Chính phủ nhằm thay đổi cơ chế khuyên khích đối với người tiêu dùng và các nhà đầu tư là nên tảng cho việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) – Chỉ đạo thực hiện Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyôtô;

Thông tin biến đổi khí hậu số 1.2009 – http://www.noccop.org.vn. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia

ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT

ngày 12/12/2006 hướng dẫn xây dựng dự án CDM.

4. Hoàng Châu (1995), Châu Á cần có những hành động khẩn cấp để

giảm các khí nhà kính, Tạp chí Thông tin Môi trường số 5.

5. Nguyễn Trường Giang (2008), Những phát triển của luật pháp quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và vấn đề thực thi tại việt nam (Trang 89)