bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình khi cha mẹ ly hơn
Theo Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 quy định: người tàn tật là người "…bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu
hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn" [50].
Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và có quyết định của Tịa án tun bố người đó mất năng lực hành vi dân sự.
Con đã thành niên là người đã thỏa mãn về độ tuổi theo quy định của pháp luật là một công dân độc lập nhưng trong trường hợp trên họ lại bị khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức nên khơng có khả năng lao động. Nếu họ là người bình thường thì pháp luật khơng đặt ra vấn đề trách nhiệm nuôi dưỡng của cha mẹ đối với họ, nhưng họ khơng thể tự chăm sóc cho mình nên pháp luật vẫn quy định việc cha mẹ chăm sóc ni dưỡng con trong trường hợp này là nghĩa vụ bắt buộc.
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con là nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ trong các thời kỳ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật trong mỗi giai đoạn có sự khác nhau và càng về sau càng tiến bộ hơn, hợp lý hơn. Nếu như Luật HN&GĐ năm 1959 mới chỉ dừng lại ở quy định một cách chung chung "cha mẹ có nghĩa vụ u thương, ni nấng, giáo dục con cái" (Điều 17) thì đến Luật HN&GĐ năm 1986 quy định này nhấn mạnh thêm trường hợp "cha mẹ có nghĩa vụ ni dưỡng con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động" (Điều 20).
Có những trường hợp mặc dù con khơng có khả năng lao động nhưng họ lại có tài sản để tự ni mình thì việc đóng góp để ni con cũng khơng thực sự cần thiết. Hơn nữa, pháp luật cũng chưa chỉ ra khơng có khả năng lao động là những trường hợp nào. Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 ra đời đã khắc phục được những hạn chế này với việc chỉ ra một cách cụ thể và rõ ràng: "cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình" [28, khoản 1 Điều 36].
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình, cha mẹ khơng được phân biệt đối xử giữa những người con bình thường và người con tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự. Người trực tiếp nuôi con không được dành sự quan tâm, yêu thương của mình cho một người con và bỏ bê người con khác mà phải dựa vào nhu cầu chăm sóc, nhu cầu tình cảm của mỗi đứa con để chúng không cảm thấy bi thiệt thịi. Cịn người khơng trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng cho con ở mức độ nào là căn cứ vào nhu cầu học tập, sinh hoạt… của con, không được viện lý do cấp dưỡng cho các con là bằng nhau mà gây thiệt thịi cho người có nhu cầu lớn hơn.
Tuy pháp luật không quy định rõ nhưng chúng ta hiểu rằng đối tượng con mà luật quy định trong những trường hợp này phải là con chung của hai vợ chồng. Nếu là con riêng của vợ hoặc chồng thì pháp luật khơng đặt ra cho bố dượng hoặc mẹ kế những nghĩa vụ như nuôi con, cấp dưỡng cho con, thăm nom con … mặc dù khi chưa ly hơn đứa con sống cùng trong gia đình và việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục con là nghĩa vụ Luật định của họ.
Theo Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000:
Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình có nghĩa vụ cấp dưỡng ni con.
Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết [28].
Bên cạnh đó vì ni dưỡng con là quyền và nghĩa vụ của cả cha và mẹ nhưng sau khi ly hôn con chỉ sống trực tiếp với một người nên người không trực tiếp ni con có một số quyền và nghĩa vụ rất đặc thù. Các quy định của pháp luật trong vấn đề này đã cố gắng bù đắp cho người con những thiệt thòi về tinh thần và vật chất khi phải sống trong cảnh cha mẹ ly hôn, là cơ sở pháp lý để quyền lợi của con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự được bảo đảm.
- Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động mà có tài sản riêng: Tài sản riêng này có thể được tặng
cho, thừa kế…từ người khác hoặc do chính cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ tặng cho khi cha mẹ ly hôn. Khi ly hơn cha, mẹ có quyền để lại tài sản cho con. Đối với con bị mất năng lực hành vi dân sự, theo quy định tại Điều 63 "trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều khơng có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ" [31]. Người giám hộ ở đây có thể là cha hoặc mẹ, nghĩa vụ của người giám hộ là "quản lý tài sản của người được giám hộ" nhằm "bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ" [31].
Pháp luật quy định người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. Việc bán, trao đổi, cho th, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật tức là con "bị khiếm
khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn" [50]. Điều này khơng đồng nghĩa con đã thành niên mà tàn tật bị hạn chế về nhận thức. Vì vậy, trường hợp này con có tài sản riêng hồn tồn có thể độc lập quyết định việc quản lý tài sản của mình. Việc quản lý tài sản của cha, mẹ đối với con đã thành niên bị tàn tật được đặt ra khi con có yêu cầu, hoặc nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con.