Những thành tựu trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 88 - 95)

lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn

Qua hơn mười năm thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, nhìn chung việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em nói chung và bảo vệ chính đáng về tài sản khi vợ chồng ly hơn nói riêng đã được đảm bảo trên thực tế. Nhà nước đã có nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật HN&GĐ rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Cho tới nay, quan niệm về quyền tự do, bình đẳng đã dần được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân ở nước ta trong một vài năm gần đây, đặc biệt nó cịn được mở rộng hơn qua việc ban hành Luật Bình đẳng giới thơng qua ngày 29/11/2006. Bên cạnh đó, nhận thức của người phụ nữ và trẻ em về pháp luật cũng được tăng lên đáng kể.

Việc quy định nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong Luật HN&GĐ năm 2000 hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo vệ quyền lợi của hai đối tượng đặc biệt trên.

Việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con khi vợ chồng ly hôn đã thu được nhiều kết quả quan trọng trong q trình giải quyết các vụ án ly hơn trong những năm gần đây: Việc giải thích và áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 tại các Tịa án đã chính xác và có tính đồng bộ hơn, án đọng lại ít hơn các năm trước…

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được nhiều hiệu quả cao, kiến thức pháp luật của nhân dân đã được nâng cao. Do đó, hiện tượng vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, nghĩa vụ làm cha, mẹ các tranh chấp về quyền được nuôi con sau ly hôn cũng đã được giảm đáng kể. Điều này cho thấy quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em khi vợ chồng ly hôn đã được đảm bảo.

Một mặt các quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 khá rõ ràng, cụ thể kèm theo là hệ thống văn bản hướng dẫn như Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP; Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP.

Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ hơn về:

- Vấn đề tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng (Điều 27, 28, 32, 33); - Việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29); - Việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hơn (Điều 96).

- Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung của vợ chồng(Điều 32 LHNGĐ năm 2000, Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP);

- Khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng (Điều 9 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Chia quyền sử dụng đất mà vợ chồng được nhà nước giao (Điều 24 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Chia quyền sử dụng đất của chồng được Nhà nước cho thuê (Điều 25 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Chia quyền sử dụng đất mà vợ, chồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhận thế chấp (Điều 26 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng được giao chung với hộ gia đình (Điều 27 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ, chồng khi ly hôn (Điều 98 LHNGĐ 2000, Điều 5 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của Nhà nước (Điều 28 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng (Điều 27 LHN&GĐ 2000, Điều 5 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuê của tư nhân (Điều 29 Nghị định 70/2001/NĐ-CP);

- Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên (Điều 99 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000)...

Trước hệ thống văn bản cụ thể đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 vào việc giải quyết các vụ án ly hôn thuận lợi hơn, chính xác hơn thơng qua xét xử thực tế của ngành Tòa án. Qua số liệu cụ thể này giúp ta có cái nhìn tổng quan thực tế hơn về tình trạng ly hơn tại Việt Nam qua các năm đồng thời cho thấy được bản chất các vụ ly hôn qua những vấn đề tài sản, cấp dưỡng và quyền nuôi con.

Bảng 3.1. Tổng số án ly hôn được giải quyết qua các năm từ năm 2006 đến năm 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 65317 61231 69485 84305 94106

Phúc thẩm 2544 2544 2529 2380 2264

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng 3.2. Tổng số án ly hơn có tranh chấp về tài sản

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 404 452 449 538 504

Phúc thẩm 129 148 181 169 171

Bảng 3.3. Tổng số án ly hơn có tranh chấp về cấp dưỡng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 501 403 494 506 411

Phúc thẩm 46 42 56 53 30

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng 3.4. Tổng số án ly hơn có tranh chấp về quyền ni con

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 1033 794 796 814 800

Phúc thẩm 67 70 74 41 55

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Qua bảng số liệu trên vấn đề đặt ra đó là quyền lợi của các đương sự cần được bảo đảm nhất quyền lợi của phụ nữ và trẻ em cũng được quan tâm hơn. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em trong các vụ án ly hơn cũng cần được Tịa án các cấp thực hiện một cách đồng bộ và có ý nghĩa hơn.

Ví dụ: Năm 2008, bà Bùi Thị Phái và ơng Trần Đình Khiêm được

TAND thành phố Buôn Ma Thuột giải quyết việc ly hôn và con chung. Về tài sản chung hai bên tự thỏa thuận khơng u cầu Tịa án giải quyết. Nhưng sau đó giữa bà Phái và ơng Khiêm lại có tranh chấp về tài sản chung nên bà Phái yêu cầu Tòa án giải quyết. Trước khi ly hôn, bà Phái và ông Khiêm cùng sinh sống tại 2 căn nhà cấp 4 xây dựng trên 132,2 m2 đất tài số 271 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Theo bà Phái, mảnh đất trên bà mua trước khi kết hôn. Tuy nhiên, năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên bà và ông Khiêm là chủ sử dụng đất nên bà Phái đã khiếu nạo yêu cầu hủy giá trị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó đi. Bà đồng ý chia đơi nhà, cịn đất là của riêng bà.

Theo ông Khiêm, tuy mua đất trước khi kết hơn nhưng ơng Khiêm có góp tiền khi đang yêu nhau để bà Phái mua, đến năm 2005 mới viết giấy tờ mua bán. Vợ chồng ông đã bán 1/2 diện tích đất vào năm 1999, đã xây nhà trên đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi cả tên ông Khiêm và bà Phái. Ông đề nghị xác định nhà và đất là tài sản chung vợ chồng để chia.

Tại bản án sơ thẩm số 58/2008/DSST ngày 10.9/2008, TAND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã xử:

Xác định căn nhà cấp 4 tọa lạc trên 132,2 m2

đất tại số 271 Phan Chu Trinh, có tổng giá trị là 2.320.742.000 đ là tài sản chung của bà Phái và ông Khiêm.

Giao cho bà Phái sử dụng tồn bộ nhà, đất nói trên. Bà Phái có trách nhiệm bù chênh lệch tài sản cho ông Khiêm là 1,1 tỷ đồng.

Tại bản án phúc thẩm số 10/2009/DSPT ngày 12.3.2009, TAND tỉnh Đắc Lắc đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ngày 11.5.2009, bà Phái có đơn yêu cầu được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm trên.

Tại bản án giám đốc thẩm số 227/2011/DS-GĐT đã kết luận Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định nhà, đất tại số 271 Phan Chu Trinh, thành phố Bn Mê Thuột có tổng giá trị là 2.320.742.800 đồng là tài sản chung của ông Khiêm và bà Phái, nhưng lại chia cho bà Phái và ông Khiêm phần tài sản gần bằng nhau. Bà Phái được 1.220.742.800 đồng ông Khiêm được hưởng 1.100.000.000 đồng là không đúng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của bà Phái. Do đó, Kháng nghị của Chánh án TANDTC là có căn cứ, đúng pháp luật. Có căn cứ xác định khối tài sản chung là nhà đất tại số 271 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Mê Thuột được bà Phái mua trước thời điểm kết hôn, nên phải xác định cơng sức đóng góp của bà Phái là chủ yếu.

Ví dụ:

Chị Nguyễn Thị Bích Thủy kết hơn với anh Nguyễn Hịa Thuận năm 1992, có đăng ký kết hơn và có một con chung là Nguyễn Thanh Trúc, sinh

năm 1997. Năm 1997 phát sinh mâu thuẫn và năm 2002 vợ chồng sống ly thân. Năm 2004 anh Thuận bỏ nhà ra đi. Năm 2006 hai người thuận tình ly hơn.

Ngày 25.7.2006 TAND thành phố Rạch Giá đã cơng nhận thuận tình ly hơn giữa anh Thuận và chị Thủy, giao chị Thủy nuôi con chung và ghi nhận sự tự nguyện của anh Thuận và chị Thủy về một số tài sản sinh hoạt trong nhà, xử không công nhận quyền sở hữu của chị Thủy đối với quyền sử dụng đất tại 11A Trương Định, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ngày 26.72006, chị Thủy kháng cáo.

Tại bản sơ thẩm số 124/2007/DS-ST ngày 27.12.2007, TAND thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã quyết định:

Chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng sau ly hôn của chị Nguyễn Thị Bích Thủy. Cơng nhận quyền sở hữu căn nhà ở tại 11A Trương Định, phường An Bình, Rạch Giá trị giá 52.826.000 đồng là tài sản chung vợ chồng giữa chị Thủy và anh Thuận.

Chia giá trị quyền sở hữu nhà tại số 11A Trương Định, phường An Bình, thành phố Rạch Giá và chia nợ chung cho anh Thuận và chị Thủy mỗi người 1/2.

Giao quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại số 11A Trương Định, phương An Bình, thành phố Rạch Giá cho anh Thuận sở hữu và tồn quyền sử dụng. Anh Thủy có trách nhiệm liên hệ cơ quan chức năng để điều chỉnh lại việc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 11A Trương Định.

Tại bản án phúc thẩm số 10/2008/HN-PT ngày 27.3.2008, TAND tỉnh Kiên Giang đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm số 124/2007/DS-ST ngày 27.12.2007.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 406/201/DS-GĐT ngày 26.5.2011 xét thấy: Thửa đất số 23 và 23A có diện tích 2.432,7 m2 tại số 11A Trương

Định, khu phố 5, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 11.6.2011 đứng tên hộ ông Nguyễn Thành Trai, bố đẻ anh Nguyễn Hòa Thuận.

Ngày 10.4.1998, ông Trai và vợ là bà Trần Thị Xem đã lập bản di chúc chia cho con trai là anh Thủy một phần đất có chiều ngang 4m x dài 90m = 360m2. Từ năm 1998, anh Thuận đã cùng vợ là chị Thủy xây dựng 02 căn nhà cùng các cơng trình phụ trên thửa đất này. Năm 2002, ơng Trai và bà Xem đã thay thế bản di chúc bằng việc lập hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng diện tích đất trên cho anh Thuận và chị Thủy. Tại Mục giá bán trong hợp đồng có ghi "cha ruột chuyển cho con ruột", mục bên chuyển nhượng có chữ ký của ông Trai và bà Xem, bên nhận chuyển nhượng có chữ ký của anh Thuận và chị Thủy. Hợp đồng đã được Ủy ban nhân dân phường xác nhận với nội dung: ông Trai cho anh Thuận, hợp đồng có ý kiến cho phép chuyển nhượng của Phịng địa chính và Ủy ban nhân dân thị xã Rạch Giá.

Ngày 24.8.2002, anh Thuận đã làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thừa đất trên và có đề mục tên người vợ là chị Nguyễn Thị Bích Thủy. Do đó, ngày 13.01.2003 Ủy ban nhân dân thị xã Rạch Giá đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh Thuận và chị Thủy. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cả hai vợ chồng, anh Thuận cũng khơng có ý kiến gì. Như vậy, có cơ sở để xác định, mặc dù ông Trai và bà Xem chỉ cho riêng anh Thuận thửa đất như trình bày của ông Trai, bà Xem và anh Thuận, nhưng đến ngày 24.8.2002 anh Thuận đã thể hiện ý chí sáp nhập thửa đất được cho riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Do đó thửa đất có diện tích 376,8 m2 tại 11A Trương Định, khu phố 5, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là tài sản chung của chị Thủy và anh Thuận. Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào mục giá chuyển nhượng của hợp đồng có ghi "cha ruột chuyển nhượng cho con ruột" và phần ghi ý kiến của Ủy ban nhân dân phường, Công văn số 149/UBND-NCTH ngày 8.6.2007 của Ủy ban nhân dân thành phố

Rạch Giá để xác định diện tích trên là tài sản riêng của anh Thuận là không đúng. Do nguồn gốc thửa đất này là của bố, mẹ anh Thuận cho và sau đó được anh nhập vào tài sản chung vợ chồng nên khi chia cần xem xét cơng sức đóng góp của anh Thuận nhiều hơn có xét tới cơng sức đóng góp, tạo dựng của chi Thủy.

Qua hai ví dụ trên khẳng định, qua q trình xét xử Tịa án đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ khi vợ chồng ly hôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)