Cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng đặc biệt là phụ nữa và trẻ em, nhất là phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để họ có thêm khả năng bảo vệ mình trước pháp luật.
Vấn đề tuyên truyền pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em khơng chỉ gói gọn trong phạm vi một quốc gia nào mà nó đã được mở rộng trên toàn thế giới. Cụ thể hội nghị lần thứ V nữ nghị sĩ và nữ bộ trưởng khu vực châu Á được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) trong 2 ngày (27- 28/12/2007) do Diễn đàn các Nghị sĩ châu Á về Dân số và Phát triển phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Khoa học, Giáo dục, Y tế và Thể thao của Quốc hội Trung Quốc tổ chức.
Tham dự Hội nghị có gần 90 đại biểu là nghị sĩ, bộ trưởng đến từ 22 nước châu Á và đại diện Hội Nghị sĩ khu vực châu Âu, khu vực Trung Đông,
đại diện các tổ chức quốc tế. Hội nghị lần này với chủ đề "Nâng cao giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái là yếu tố tiên quyết phát triển xã hội". Các phiên chính của Hội nghị trao đổi về các chủ đề: Làm thế nào để có chính sách nâng cao giáo dục phụ nữ và trẻ em gái; liên quan giữa giáo dục phụ nữ và trẻ em gái với chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản; phịng, chống bn bán phụ nữ; phòng, chống HIV/AIDS; chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em; tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị...
Tại Hội nghị này, đại diện Việt Nam đã chủ trì một phiên thảo luận đồng thời tham gia thảo luận ở mỗi phiên chuyên đề nhằm giới thiệu kinh nghiệm về chính sách pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này. Đặc biệt, giới thiệu hoạt động của Hội nghị sĩ Việt Nam về Dân số và Phát triển (VAPPD) gắn kết với Ủy ban Các vấn đề xã hội trong việc đề xuất và được Quốc hội thơng qua Luật Phịng, chống bạo lực gia đình; tham mưu Quốc hội thơng qua Luật Phịng, chống HIV/AIDS, Luật Bình đẳng giới. Các chỉ số về 26% Đại biểu Quốc hội, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế xã hội; 93% phụ nữ biết chữ và dành 20% ngân sách đầu tư cho giáo dục của Việt Nam đã được các đại biểu đánh giá cao.
Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và thông qua tuyên bố chung trong đó kêu gọi các nước quan tâm đến các vấn đề sau:
1. Ban hành các luật pháp cần thiết để phát triển hệ thống giáo dục, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong những năm tới, tăng cường đầu tư nguồn lực cho giáo dục.
2. Có các biện pháp cần thiết để khuyến khích trẻ em và phụ nữ tham gia giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao trình độ, có đủ khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị để có tiếng nói bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
3. Ban hành pháp luật cần thiết, đầu tư nguồn lực để thực hiện các biện pháp bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước tình trạng bạo hành trong gia đình cũng như bn bán phụ nữ và trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi.
4. Tại các nước đang phát triển cần quan tâm bảo vệ quyền lợi cơ bản của những người dân di cư đến đơ thị (quyền học tập, chăm sóc sức khỏe...). Đây là một trong những nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế và cơng nghiệp hóa của các quốc gia này.
5. Ban hành và giám sát thực thi pháp luật cần thiết để bảo vệ quyền trẻ em, phụ nữ bị nhiễm HIV, trẻ em mồ côi do bố mẹ chết vì AIDS. Theo thống kê, hiện trên thế giới có khoảng 2,5 triệu trẻ em bị nhiễm HIV, 15 triệu trẻ em bị mồ cơi vì bố mẹ chết vì AIDS, 90% phụ nữ nhiễm HIV khơng được điều trị bằng thuốc kháng virus đặc hiệu, 85% trẻ em nhiễm HIV không được điều trị thuốc ARV.
6. Triển khai các biện pháp kinh tế xã hội cần thiết để giảm dần, tiến tới xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới, đặc biệt loại bỏ tình trạng nạo hút thai lựa chọn giới tính.
Trong thời gian Hội nghị, Ban chấp hành Diễn đàn các Nghị sĩ châu Á về Dân số và Phát triển đã họp để đánh giá hoạt động năm 2007 và xây dựng kế hoạch 2008. Năm 2007, được đánh giá là thời gian Diễn đàn các Nghị sĩ châu Á về Dân số và Phát triển (AFPPD) có nhiều hoạt động đề cập đến các khía cạnh khác nhau của Dân số và Phát triển, với sự tham gia của nhiều nghị sĩ từ các nước và đạt được nhiều thành công. Các thành viên của Ban chấp hành cũng thảo luận và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Diễn đàn để giúp các nghị sĩ thực hiện tốt chức năng của mình. Trên đây là những ý kiến đóng góp nhằm hồn thiện pháp luật điều chỉnh về hơn nhân gia đình nói chung và bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ và con khi vợ chồng ly hơn nói riêng. Để đảm bảo pháp luật được thực hiện một cách khả thi trên thực tế địi hỏi sự đóng góp đồng bộ từ các nhà làm luật, từ đội ngũ thẩm phán và sự phát huy hơn nữa về tuyên truyền phổ biến pháp luật trong cộng đồng, xã hội.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại bảo vệ quyền lợi nói chung, quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em nói riêng là một phần của chương trình Quốc gia vì sự tiến bộ của người phụ nữ. Dẫu biết, cho tới ngày nay sự nhận thức và khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật của phụ nữ được nâng lên rất nhiều. Phụ nữ ngày nay đã khẳng định được ngày càng rõ nét sự giỏi giang, đảm đang và tri thức của mình nhưng phụ nữ ở những miền vùng sâu xa, nông thôn vẫn còn rất nhiều hạn chế về nhận thức đặc biệt về pháp luật. Vì vậy, việc thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ và con khi vợ chồng ly hôn là sự thể hiện sinh động và sâu sắc sự quan tâm của Nhà nước, của xã hội với phụ nữ và trẻ em, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong nội dung của luận văn tác giả đã đưa ra một hướng tiếp cận vấn đề khá mới, đó là tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con ở phương diện tài sản, từ đó chỉ ra rằng muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của phụ nữ và trẻ em pháp luật cần quy định rõ ràng, đồng nhất hơn nữa về tài sản chung, riêng của vợ và chồng.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử các án kiện ly hôn trong thời gian qua cho thấy vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ và con đặc biệt là con chưa thành niên còn tồn tại nhiều bất cập. Ví dụ như: hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì thực chất đã có "xung đột" với khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 về nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng. Vì, nếu như khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được xác lập gồm những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung... Nhưng theo quy định chung, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân thì những tài sản mà vợ chồng được chia, kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản được chia, những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh lại được coi là tài sản riêng của vợ chồng. Một vấn đề nữa, luật chỉ quy định là "sau
khi chia" tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà không dự liệu rõ, có thể có hai trường hợp là vợ chồng tự thỏa thuận hoặc có u cầu tịa án giải quyết chia một phần hoặc chia tồn bộ chung trong thời kỳ hơn nhân.
Vậy, hiểu "sau khi chia" mà hậu quả pháp lý của "sau khi chia" tài sản trong thời kỳ hơn nhân có phụ thuộc vào việc chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng? Điều này cần thiết phải được dự liệu trong luật.
Trong trường hợp một bên nuôi con và bên kia khơng phải đóng góp phí tổn ni con, việc chia tài sản đặc biệt phải quan tâm tới quyền lợi của con và người ni con. Vì vậy, trong những vụ kiện ly hôn mà con cái chỉ do một bên trực tiếp nuôi dưỡng, tài sản phải được chia nhiều hơn cho người đó.
Bảo vệ quyền lợi chính đáng nói chung và về tài sản của vợ và con khi vợ chồng ly hôn trong giải quyết các án kiện ly hôn là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo được nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trên thực tế. Việc thực hiện nguyên tắc trên thực tế là sự thể hiện sinh động và sâu sắc sự quan tâm của Nhà nước, của xã hội đối với phụ nữ và trẻ em, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.