Cơ sở pháp lý cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm toán nhà nước việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 34 - 37)

- Nhóm các quy địnhvề mối quan hệ giữa cơ quan KTNN với các chủ

1.2.1. Cơ sở pháp lý cơ bản

Cơ sở pháp lý được quy định bằng luật, các văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Cụ thể theo quy định tại Điều 2 Luật ban hành văn bản QPPL, hệ thống văn bản QPPL bao gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Quyết định của Tổng KTNN; Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Thơng tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Văn bản QPPL của HĐND, UBND. Trong đó, Quyết định của Tổng KTNN được quy định cụ thể tại Điều 19 Luật ban hành văn bản QPPL

hướng dẫn các chuẩn mực kiểm toán nhà nước; quy định cụ thể quy trình kiểm tốn, hồ sơ kiểm tốn" [41].

Như các lĩnh vực hoạt động khác, hoạt động kiểm tốn chỉ có thể thực hiện tốt và đạt hiệu quả cao trong khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Hệ thống pháp lý cần thiết cho hoạt động kiểm toán bao gồm: (1) các luật lệ, cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của các đối tượng kiểm toán và (2) các luật lệ, cơ chế chính sách của bản thân hoạt động kiểm tốn. Khn khổ pháp lý của bản thân hoạt động kiểm toán bao gồm:

Những quy định mang tính pháp lý: là những quy định bắt buộc cưỡng

bức của Nhà nước được quy định trong các Luật, hoặc văn bản pháp quy (Nghị định, Thông tư,…). Những quy định mang tính pháp lý đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện cơng tác kế tốn ở các đơn vị, mặt khác tạo ra khuôn khổ pháp lý để Nhà nước quản lý thống nhất việc thực hiện cơng tác kiểm tốn trong tồn bộ quốc gia.

Tính độc lập, nguyên tắc cơ bản nhất của kiểm toán chỉ được đảm bảo khi cơ chế luật pháp được đảm bảo. Hiện nay các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán ở Việt Nam đã được ban hành tương đối đồng bộ như: Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Quyết định số 237TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm tốn; Thơng tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 về hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán; và nhiều văn bản pháp quy khác liên quan đến DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty tư nhân,…

Những quy định mang tính chuẩn mực. Đó là các nguyên tắc căn bản

của kiểm tốn, quy trình nghiệp vụ của các cuộc kiểm tốn, hệ thống phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán. Theo tài liệu thuật ngữ kế toán - kiểm toán của Liên đồn quốc tế của các nhà kế tốn (IFAC) thì: Chuẩn mực kiểm

tốn là những văn kiện mơ tả các ngun tắc cơ bản về nghiệp vụ và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán mà trong quá trình hành nghề các kiểm toán viên buộc phải tuân theo. Các chuẩn mực kiểm toán là

yêu cầu tất yếu của hoạt động kiểm tốn. Nó khơng những làm yên lịng những người sử dụng thơng tin tài chính mà cịn là cơ sở thực hiện cơng việc kiểm tốn và đo lường, đánh gíá cơng việc của kiểm tốn viên.

Ở nhiều nước trên thế giới việc nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực và quy tắc kế toán, kiểm toán do các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp ban hành. Đối với các nước thành viên của IFAC và một số nước khác chưa là thành viên của IFAC cũng chấp nhận và coi những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế do IFAC ban hành làm văn bản pháp quy về kiểm tốn của Quốc gia mình. Theo thơng báo ngày 27/6/1994 của Ủy ban thực hành kiểm tốn quốc tế thì từ 1/9/1994 toàn bộ kiểm toán viên chuyên nghiệp ở 89 nước thành viên của liên đồn quốc tế các nhà kế tốn sẽ áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới.

Ở Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kiểm toán độc lập và đến nay đã ban hành được 10 chuẩn mực kiểm toán. Các chuẩn mực kiểm toán được ban hành đã thể hiện một bước phát triển mạnh trong hoạt động kiểm toán, đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động kiểm toán độc lập, là cơ sở cho kiểm toán viên chuyên nghiệp và cơng ty kiểm tốn kiểm tra, đánh giá thơng tin tài chính một cách trung thực, khoa học, khách quan. Chuẩn mực kiểm tốn cịn là cơ sở cho việc chỉ đạo giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyện và thi tuyển kiểm tốn viên.

Tóm lại, hoạt động KTNN được luật pháp bảo hộ. Ý kiến KTV có giá trị pháp lý được các cơ quan chức năng cả nhà nước, các đối tượng sử dụng khác tin cậy và sử dụng để đưa ra các quyết định quản lý của mình. Việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và pháp luật của Nhà nước là các cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm tốn trong q trình hành nghề. Mọi sự khơng

tuân thủ đều có thể dẫn đến rủi ro kiểm toán và KTV phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kiểm toán nhà nước việt nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)