Vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự (Trang 30 - 34)

1.2. Nội dung, vai trò, ý nghĩa nguyên tắc bảo đảm tranh tụng

1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

xử vụ án hình sự

(i) Vai trò của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng

Vai trò của nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong TTHS được xác định ở các khía cạnh như sau:

Một là: vai trò bảo đảm hoạt động TTHS là hoạt động bảo đảm

quyền con người, quyền công dân một cách tối đa.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng chính là bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền tố tụng của mình; đồng thời thực hiện việc tranh tụng cũng có nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng, các bên tham gia tranh

tụng phải thực hiện nghĩa vụ tố tụng của mình để bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng tương ứng.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong TTHS chỉ là bảo đảm cho người tham gia tố tụng có các điều kiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vụ án. Với nguyên tắc tranh tụng, những người tham gia không bị hạn chế về thời gian trình bày ý kiến của mình về vụ án, đề nghị Tòa án ra các quyết định cụ thể liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu không đồng ý với các ý kiến tranh luận của các bên tham gia tố tụng, HĐXX mới có điều kiện cân nhắc, xem xét để ra phán quyết đúng đắn, khách quan và đúng pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng.

Hai là: Vai trò bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án công khai,

minh bạch, đúng người, đúng tội.

Thực tiễn cho thấy, tại các phiên tòa do xuất phát từ các lợi ích khác nhau, do tư cách tố tụng khác nhau cho nên các kết quả đánh giá chứng cứ, nhận thức về pháp luật cũng như các đề nghị cụ thể giải quyết vụ án về thực chất là khác nhau.

Trên cơ sở các chứng cứ thu thập được, bằng việc phân tích, đánh giá các chứng cứ và đặc biệt thông qua hoạt động tranh tụng, HĐXX xem xét quyết định vụ án một cách khách quan, toàn diện. Nguyên tắc tranh tụng không chỉ đòi hỏi các bên tham gia tranh tụng có địa vị pháp lý như nhau, nguyên tắc tranh tụng còn bảo đảm cho các bên khả năng thực sự để thực hiện các quyền tố tụng mà pháp luật quy định một cách hiệu quả, không hình thức.

Ba là: Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng chính là bảo đảm sự công bằng,

bình đẳng và tính hiệu quả của hoạt động tố tụng.

tội bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ tố tụng, giúp có những khả năng ngang nhau trong việc chứng minh, tranh luận về nội dung cũng như pháp luật áp dụng, v.v, để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng là bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng thực hiện một cách hiệu quả nhất quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.

Tóm lại, xét cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án; tạo cơ hội tối đa cho các chủ thể tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, góp phần xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức.

(ii) Ý nghĩa của việc nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử hình sự - Ý nghĩa chính trị - xã hội của việc nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự

Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, được Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khẳng định nâng cao chất lượng tranh tụng trong phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động cải cách tư pháp, được ghi nhận trong pháp luật TTHS, đặc biệt tại Khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, chứng tỏ quyền dân chủ của công dân và cơ chế tự do dân chủ, tính nhân văn ngày càng phát triển và mở rộng ở nước ta.

Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự là

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt các thế lực phản động và hiếu chiến luôn lấy vấn đề nhân quyền để kích động nhân dân, chống phá cách mạng. Hiện nay, đất nước ta đang trên

đà phát triển mạnh với công cuộc đổi mới toàn diện, chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn, đặc biệt là phát huy toàn diện quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm các quyền của con người. Việc pháp luật ghi nhận nguyên tắc tranh tụng và cơ chế bảo đảm thực hiện đã chứng tỏ bản chất dân chủ của nhà nước ta. Đó cũng là biểu hiện mục tiêu phát triển vì con người, lấy con người làm trọng tâm và động lực cho sự phát triển của đất nước.

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự là

nguyên tắc bảo đảm của hoạt động tư pháp Nhà nước pháp quyền XHCN. Trong nhà nước pháp quyền XHCN, con người luôn được Đảng và Nhà nước đặt vào vị trí trung tâm của chính sách kinh tế - xã hội. Bảo đảm thực hiện tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự là nội dung quan trọng của chính sách vì con người của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ tư, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự góp phần

vào việc giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật của bị cáo; những người tiến hành và tham gia tố tụng nói riêng cũng như quần chúng nhân dân nói chung.

Điều này có nghĩa là, muốn bảo vệ mình, người bị buộc tội cần phải biết mình được pháp luật trao cho những quyền năng tố tụng gì. Việc này thực chất là một trong những hình thức nâng cao kiến thức pháp luật cho bị cáo. Mặt khác, nó có tác dụng giáo dục những NTHTT thường xuyên phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu của việc thực hiện nguyên tắc này một cách có hiệu quả.

- Ý nghĩa pháp lý của việc nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử

vụ án hình sự

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa chính trị, xã hội mà nó còn mang ý nghĩa pháp lý. Điều này được thể hiện ở những vấn đề sau:

thực hiện nguyên tắc cơ bản của BLTTHS, Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013. Dù là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt; nhưng nếu không được bảo đảm để thực hiện trên thực tế thì nguyên tắc tranh tụng cũng chỉ là khẩu hiệu mà thôi.

Thứ hai, bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự góp phần xác

định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm trong quá trình tố tụng này sẽ không làm oan người vô tội, không bỏ lọt phạm tội, bảo đảm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự

là thực hiện chức năng cơ bản của BLTTHS.

Hoạt động TTHS được thực hiện đầy đủ, chính xác trên cơ sở vận hành ba chức năng: buộc tội, bào chữa và xét xử. Thiếu hoặc thực hiện không đầy đủ ba chức năng trên dễ dẫn đến tình trạng xét xử phiến diện, không đầy đủ, vi phạm nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ vụ án hình sự khẳng định sự song song tồn tại hai chức năng cơ bản không thể thiếu được của BLTTHS bên cạnh chức năng xét xử, đó là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Hai chức năng này không chỉ tồn tại song song mà nó còn đối lập và chế ước nhau tạo ra một cơ chế tranh tụng có hiệu quả nhất trong hoạt động tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)