Trong mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự (Trang 34 - 36)

1.3. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự ở

1.3.1. Trong mô hình tố tụng hình sự Hoa Kỳ

Theo Luật TTHS của Hoa Kỳ, quá trình TTHS chỉ bắt đầu từ giai đoạn xét xử đã được tiến hành dưới hình thức tranh tụng giữa bên buộc tội do công tố đại diện vào bào chữa (do Luật sư đại diện) trước Toà án (bao gồm: Bồi Thẩm đoàn và 01 TP chủ toạ) làm trọng tài phân xử, v.v.

Thực tiễn hoạt động các TA Hoa Kỳ cho thấy hệ thống tranh tụng là sự tìm kiếm chân lý trong việc bảo vệ quyền cá nhân của người bị buộc tội. Hệ thống tranh tụng ở Hoa Kỳ đặc biệt đòi hỏi người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi chứng minh được là họ có tội tại Tòa án. Mục đích cao nhất của TTHS là đảm bảo công lý chứ không đơn thuần tìm mọi cách kết tội bị can, bị cáo; đảm bảo bình đẳng những người đứng ra buộc tội và những người bị buộc tội. Khi bị bắt giữ, người bị tình nghi nhất định phải được thông báo về các quyền hiến định một cách chính xác, trong đó bị can nhất định phải được thông báo trước khi thẩm vấn rằng bị can có quyền im lặng, bất kỳ những gì bị can nói có thể được sử dụng để chống lại bị can tại tòa án; bị can có quyền đòi hỏi sự có mặt của Luật sư và nếu bị can không có khả năng thuê Luật sư thì một Luật sư có thể được chỉ định giúp bị can trước khi thẩm vấn. Theo luật TTHS Mỹ, Luật sư của bị cáo được tham gia vụ án ngay từ khi một nghi phạm bị bắt giữ, thẩm vấn nhân chứng, điều tra tại hiện trường vụ án và xem xét các chứng cứ.

Việc truy tố phải được tiến hành tại phiên tòa công khai (trừ những trường hợp đã thực hiện trước đó). Sau khi phiên tòa chính thức được bắt đầu, Luật sư của Chính phủ sẽ đưa ra bằng chứng và nhân chứng để làm rõ việc kết tội của mình. TA có thể tạm dừng tố tụng để các bên có thêm thời gian kiểm tra lời khai và chuẩn bị đưa ra sử dụng. Luật sư bào chữa có thể phản đối việc sử dụng những vật chứng và nếu được chấp nhận thì những vật chứng đó sẽ bị loại ra khỏi diện được xem xét. Ngược lại, nếu Luật sư bào chữa không bác bỏ hoặc phản đối của Luật sư bào chữa không được chấp nhận thì vật chứng của Luật sư Chính phủ sẽ được xác định chủng loại và chính thức đưa vào hồ sơ vụ án. Luật sư bào chữa có quyền chất vấn các nhân chứng từ phía buộc tội và đưa ra sự bác bỏ của mình bằng lý lẽ của mình. Bên buộc tội cũng có thể chất vấn nhân chứng phía bào chữa đưa ra và đưa ra

những chứng cứ, lý lẽ của mình để bác bỏ. Sự khác biệt giữa việc đưa ra những lý lẽ, chứng cứ giữa bên bào chữa và bên buộc tội là: Luật sư bào chữa không bị pháp luật yêu cầu đưa ra bất kỳ bằng chứng mới hay bổ sung vật chứng và nhân chứng nào. Việc bào chữa có thể thực hiện theo cách chất vấn độ tin cậy hay tính hợp pháp của chứng cứ mà bên buộc tội đưa ra. Quá trình xét xử vụ án hình sự đòi hỏi phải đáp ứng các nguyên tắc sau: Luật sư Chính phủ phải chứng minh tội phạm và loại trừ mọi nghi ngờ về việc thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo; Nguyên tắc thẩm vấn nhân chứng trước tòa, các bên đều có quyền yêu cầu nhân chứng và người giám định tham dự phiên tòa khai và đối chất với họ. Trình tự tranh luận tại phiên tòa được diễn ra như sau: Luật sư Chính phủ tranh luận-Bên bào chữa tranh luận và Luật sư Chính phủ tranh luận lại. Tại phiên tòa, TP vừa phải trung lập vừa phải bảo vệ các quyền của bị cáo. TP đóng vai trò trung gia trong khi hai bên buộc tội và gỡ tội thực hiện thủ tục tranh tụng: theo dõi phiên tòa; xem xét các đơn đề nghị của các bên liên quan đến các dạng chứng cứ và các câu hỏi được đặt ra cho nhân chứng; duy trì trật tự tại phiên tòa. Phán quyết của Bồi thẩm đoàn sẽ tuyên về phần tội danh đối với bị cáo [23, tr.135]. Nếu Bồi thẩm đoàn phán quyết bị cáo có tội thì bắt đầu giai đoạn kết án và phán quyết. TA phải có báo cáo trước khi quyết định hình phạt bao gồm các nội dung: tiền án, tiền sự, khung hình phạt, loại hình phạt, căn cứ áp dụng hình phạt, hồ sơ phạm tội... Trước khi quyết định hình phạt, TA phải gặp gỡ riêng bị cáo để bị cáo trình bày tình tiết giảm nhẹ; cho luật sư của bị cáo, nạn nhân cũng như Luật sư của Chính phủ cơ hội được phát biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)