1.3. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự ở
1.3.3. Mô hình tố tụng hình sự Liên bang Nga
Truyền thống tố tụng của nền tư pháp Nga là mô hình tố tụng xét hỏi. Từ đầu những năm 1990, chương trình Cải cách tư pháp mang quy mô và nội dung rộng lớn được đề cập. Nhận thức được vai trò của tranh tụng trong một thế giới hội nhập, ngày 22/11/2001, Đuma Cộng hòa Liên bang Nga đã thông qua BLTTHS sửa đổi, trọng tâm là mở rộng tranh tụng trong hoạt động của TA và các CQTHTT.
Điều 15 BLTTHS Liên bang Nga (2001) quy định: hoạt động TTHS được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa các bên. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TTHS ở Liên bang Nga. Để nguyên tắc bảo đảm này, Bộ luật sửa đổi còn quy định: các chức năng buộc tội, gỡ tội và phán quyết hình sự là độc lập, TA tạo điều kiện cần thiết cho các bên thực hiện nghĩa vụ tố tụng của mình và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của họ.
Mục 3, khoản 2, Điều 38, BLTTHS Nga quy định: “Kiểm sát viên tham gia vào quá trình điều tra và trong trường hợp cần thiết trực tiếp tiến hành một
số hoạt động điều tra”. KSV, nhân danh nhà nước truy tố kẻ phạm tội trước tòa, có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, trong một số trường hợp luật định thì KSV có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận chứng cứ (Điều 88). Tại phiên tòa KSV có quyền đưa ra chứng cứ và tham gia vào việc xem xét chứng cứ, đưa ra quan điểm về bản chất lời buộc tội cũng như những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử, kiến nghị với Tòa án về việc áp dụng luật hình sự và hình phạt đối với bị cáo (Điều 246). “Quyền của bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng trong việc đưa ra đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng, đưa ra các yêu cầu, chứng cứ, tham gia xem xét chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa, xem xét các vấn đề khác trong quá trình xét xử” (Điều 244).
Để có cơ sở thực hiện chức năng gỡ tội và tham gia tranh tụng giữa các bên trong hoạt động TTHS và bảo đảm quyền tố tụng của bên bào chữa, BLTTHS Liên bang Nga quy định: bên bào chữa có quyền được biết những cáo buộc; quyền được biết những hoạt động tố tụng liên quan đang diễn ra; quyền được đưa ra yêu cầu; quyền được bào chữa; quyền được khiếu nại đối với các quyết định tố tụng.
Chƣơng 2
QUY ĐI ̣NH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TRONG XÉT XƢ̉ VỤ ÁN
HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỰC HIỆN
2.1. Quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t tố tu ̣ng hình sƣ̣ Viê ̣t Nam về nguyên tắc bảo đảm tranh tu ̣ng trong xét xƣ̉ vu ̣ án hình sƣ̣
2.1.1. Quy đi ̣nh trong pháp luật tố tụng hình sự trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, cùng với việc kiện toàn chính quyền, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng đã chú ý đến việc kiện toàn hệ thống pháp luật; trong đó ở các mức độ nhất định đã thể hiện việc tranh tụng trong xét xử của Toà án. Tại Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 về việc thành lập TA quân sự, có quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho họ”. Theo Hiến pháp 1946, các chức năng của các chủ thể trong TTHS cũng đã được quy định khá rõ. Trong đó, người bị cáo được quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa.
Vai trò bào chữa của luật sư được đặc biệt nhấn mạnh trong Điều 2 Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định tổ chức các đoàn thể luật sư, trong đó chỉ rõ, các luật sư có quyền làm nhiệm vụ bào chữa trước tất cả các TA cấp tỉnh trở lên và trước tất cả các TA quân sự.
Như vậy, những quy định của pháp luật và Hiến pháp năm 1946 đã quy định cụ thể về QBC của bị cáo, đặc biệt là phạm vi những người có thể tham gia tố tụng để bảo vệ cho bị cáo được mở rộng hơn. Pháp luật đã thừa nhận việc công dân không phải là luật sư cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là NBC với điều kiện được Chánh án thừa nhận.
chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để thực hiện thống nhất pháp luật ở hai miền, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có Thông tư số 06 ngày 11/6/1976 về việc thực hiện chế định bào chữa ở miền Nam.
Trong thời kỳ này, vị trí, vai trò và chức năng của cơ quan xét xử (TA) và cơ quan buộc tội (VKS) đã tương đối rõ ràng và được quy định cụ thể trong Luật tổ chức TAND năm 1960 và 1981. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 1960 quy định: “Các Tòa án nhân dân là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức VKSND năm 1960, hệ thống cơ quan VKSND được thành lập với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư ngày 19/12/1987 và Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quy chế Đoàn luật sư ngày 21/02/1989 kèm theo Nghị định số 15/HĐBT quy định chi tiết về tổ chức, quản lý, điều hành Đoàn luật sư cũng như quan hệ của Đoàn luật sư với các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội…
Hiến pháp năm 1959 cũng như Luật tổ chức TAND năm 1960 cũng ghi nhận một loạt các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND các cấp. Trong khi thực hiện chức năng xét xử, giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ thủ tục tố tụng, TA phải có trách nhiệm bảo đảm cho các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện được các quyền, đặc biệt là QBC và nghĩa vụ của mình; các TP phải chú ý cả hai mặt buộc tội và gỡ tội mà không được thiên về một phía. Điều 7 Luật tổ chức TAND năm 1960 quy định:
Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Ngoài việc tự bào chữa ra, bị cáo có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình. Bị cáo cũng có thể nhờ người công dân được toàn thể nhân dân chấp thuận vào
bào chữa cho mình. Khi cần thiết, Tòa án nhân dân chỉ định người bào chữa cho bị cáo.
Có thể thấy, pháp luật thời kỳ này đã coi QBC của bị cáo là một trong những quyền quan trọng nhất của bị cáo trong TTHS, được thể hiện như quyền đối trọng với quyền buộc tội của VKSND. Các tổ chức luật sư và các chế định bào chữa viên nhân dân đã được thiết lập để giúp đỡ bị can, bị cáo trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong TTHS. Luật tổ chức TAND năm 1960 cũng quy định quyền được tống đạt cáo trạng, quyết định đưa vụ án ra xét xử; đề xuất chứng cứ và thỉnh cầu; xin thay đổi TP hoặc Hội thẩm nhân dân; quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa; quyền được nói lời cuối cùng; được kháng tố của bị can, bị cáo. NBC có quyền được gặp riêng bị cáo tạm giam; được nghiên cứu hồ sơ vụ án; đề xuất chứng cứ và thỉnh cầu; đề nghị thay đổi TP hoặc Hội thẩm nhân dân; tham gia thẩm vấn và trình bày lời bào chữa, kháng tố theo sự ủy nhiệm của bị cáo. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra các chứng cứ buộc tội, các yêu cầu bồi thường thiệt hại, tranh luận tại phiên tòa…, kháng tố tăng nặng hình phạt hoặc tăng mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo… Về cơ bản, Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 1981 vẫn ghi nhận lại các nguyên tắc của TTHS đã được khẳng định trong Hiến pháp 1959, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 1960.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, một lần nữa, QBC của bị cáo được khẳng định tại Điều 133: “QBC của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Quy định này đã khẳng định sự cần thiết không thể thiếu được của một tổ chức luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo và các đương sự khác trong vụ án, đồng thời là tiền đề, cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thành lập tổ chức luật sư ở nước ta.
Sau khi Việt Nam thống nhất về mặt nhà nước, BTP đã ban hành Thông tư số 691/QLTA ngày 31/10/1983 về công tác bào chữa trong toàn quốc, trong đó xác định đoàn bào chữa và bào chữa viên có trách nhiệm góp phần bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp chế XHCN thông qua hoạt động của mình.
Giai đoạn từ năm 1988 - 2003, mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được thực hiện theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức TAND năm 1992 (sửa đổi, bổ sung các năm 1993 và 1995), Luật tổ chức VKSND năm 1992 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 1 Luật tổ chức TAND năm 1992 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Sự thay đổi chức năng của VKS theo hướng thu hẹp chức năng kiểm sát nhằm tập trung làm tốt chức năng công tố đã thể hiện rõ quan điểm ngày càng phân định rõ ràng giữa chức năng công tố và chức năng giám sát, thể hiện rõ hơn sự khác nhau về vị trí, vai trò của VKS và TA trong TTHS. Có thể thấy hệ thống tổ chức cơ quan TA, Kiểm sát, Điều tra thời kỳ này tương đối chặt chẽ, có sự phân định khá rõ ràng giữa các chức năng điều tra, truy tố và xét xử. BLTTHS năm 1988 ra đời, quy định khá cụ thể về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các CQTHTT, chủ thể THTT, chủ thể tham gia tố tụng trong TTHS.
Trước yêu cầu phát triển nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp và hội nhập, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã thể hiện quan điểm cải cách mạnh mẽ tổ chức và hoạt động luật sư nước ta theo hướng chính quy hóa đội ngũ luật sư, nghề luật sư, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và tạo cơ sở pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế của nghề luật sư.
đối rõ nét hơn so với các giai đoạn trước. Hiến pháp 1992 (bổ sung, sửa đổi năm 2013), Luật tổ chức TAND năm 2002, Luật tổ chức VKSND năm 2002 và đặc biệt là BLTTHS năm 1988 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã có nhiều quy định nhằm bảo đảm việc tranh tụng trong TTHS. BLTTHS năm 1988 đã thể hiện khá rõ các nguyên tắc liên quan đến việc bảo đảm tranh tụng trong TTHS như: không ai có thể bị coi là có tội, nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của TA (Điều 10); xác định sự thật của vụ án (Điều 11); bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 12); TP và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 17); bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa (Điều 20). Cùng trong BLTTHS năm 1988 chức năng, quyền hạn của từng chủ thể tham gia TTHS cũng như quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo; quyền và nghĩa vụ của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ cũng được quy định một cách rõ ràng và cụ thể hơn tại các Điều 34 và Điều 36. BLTTHS năm 1988 còn quy định khá rõ việc bảo đảm sự có mặt của các bên trong tranh tụng. Trong trường hợp những vụ án bắt buộc phải có NBC mà NBC vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa (Điều 165); các bên tham gia tố tụng có quyền đề nghị thay đổi người THTT, yêu cầu xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt (Điều 176, 179). Về trình tự xét hỏi: khi hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân dân, sau đó đến KSV, BC. Những người tham gia tố tụng có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ (Điều 181). KSV trình bày cáo trạng, bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết vụ án, cùng với NBC và những người tham gia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về vật chứng (Điều 183, 186). Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, KSV trình bày lời luận tội, NBC trình bày lời bào chữa và bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Những người tham gia
tố tụng khác có quyền được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình (Điều 191). Điều luật quy định rõ: người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận; khi bị cáo nói lời sau cùng, HĐXX không được hạn chế thời gian đối với bị cáo và quyết định quay trở lại việc xét hỏi nếu trong lời nói sau cùng bị cáo có trình bày thêm tình tiết mới.
Pháp luật TTHS giai đoạn này cũng quy định khá rõ vai trò, chức năng, trách nhiệm của các chủ thể trong tranh tụng, đặc biệt là trách nhiệm của CQĐT, VKSND,TA, cũng như trách nhiệm chứng minh tội phạm (Điều 11 BLTTHS năm 1988); bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện QBC (Điều 12); giải thích và bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ (Điều 46); thu thập, xem xét và đánh giá chứng cứ (Điều 49, 50); thực hành quyền công tố (Điều 141)…
Cùng với sự phát triển của xã hội trên các lĩnh vực khác nhau, một bước phát triển quan trọng của việc hoàn thiện chế định bào chữa trong TTHS, đó là BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1989.
Cùng với BLTTHS, Hiến pháp năm 1992-Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và mở rộng dân chủ đã khẳng định: “QBC của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo…”.
2.1.2. Quy đi ̣nh trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
(i) Những kết quả đạt được
Bên cạnh việc kế thừa các quy định tiến bộ tại BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đã hoàn thiện dần các quy định bảo đảm tranh tụng trong TTHS.
Thứ nhất, phân định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ của CQTHTT,
khẳng định chức năng công tố của VKS, nhiệm vụ cụ thể của từng người THTT, quy định mới về nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm của Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án (Điều 33 đến Điều 41). Theo đó, nâng cao trách nhiệm, sự chủ động, hiệu quả của CQTHTT, người THTT trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự.
Thứ hai, bổ sung đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người tham
gia tố tụng. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 cũng đã quy định bổ sung nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS, TA đối với những người tham gia tố tụng.
Thứ ba, BLTTHS năm 2003 đã quy định mở rộng quyền bào chữa của
bị can, bị cáo về thời điểm NBC được tham gia tố tụng cũng như mở rộng