Về việc khôi phục danh dự cho người bị oan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trong luật tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 92 - 93)

Tổ chức tốt việc khôi phục danh dự. Tiến hành lập thỏa thuận với người bị oan hoặc thân nhân của họ về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức xin lỗi công khai và những đại diện cần có mặt tại buổi xin lỗi công khai. Để

cho đương sự chủ động đề xuất, tiếp đó có thể phải thương lượng từng bước về thời gian, địa điểm tiến hành xin lỗi, ở nơi cư trú hay nơi làm việc của người bị oan; thành phần mời tham dự buổi xin lỗi gồm những ai? Sau đó thống nhất và quyết định những nội dung xin lỗi theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đồng thời trước khi tiến hành xin lỗi công khai, phải làm công tác tư tưởng với người bị oan, xem họ phát biểu vấn đề gì, thời gian bao lâu… Khẩn trương liên hệ với chính quyền địa phương nơi cư trú của đương sự để đề nghị phối hợp, giúp đỡ về địa điểm, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức buổi xin lỗi công khai, liên hệ đăng nội dung cải chính trên các báo và để tranh thủ sự đồng tình của dư luận trước lúc xin lỗi, cải chính công khai thì đại diện lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm bồi thường nên tổ chức họp báo về việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan.

Nội dung tiến hành xin lỗi cần ngắn ngọn, đầy đủ, trang nghiêm. Chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức cần cử đại diện phát biểu tại buổi xin lỗi, góp phần làm cho mọi người tham dự thấy được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta thấy sai đã kiên quyết sửa, người bị oan được bồi thường, khôi phục danh dự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trong luật tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)