Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị, tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 110 - 115)

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị, tư

tư tưởng phẩm chất người đảng viên

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án tham nhũng nói riêng; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng ở các địa phương. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” theo Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/5/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI). Huy động sự tham gia đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp đấu tranh phòng, chống tham nhũng; gắn chặt công tác phòng, chống tham nhũng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Mở rộng dân chủ, tạo đồng thuận cao trong nhận thức và quyết tâm. Hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng quyết tâm và hành động thiết thực; rút ngắn khoảng cách nhận thức và trong hành động cụ thể phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần dành sự quan

nhận thức trong toàn xã hội về tác hại của tệ nạn tham nhũng và để từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng. Gắn chặt chẽ công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có chính sách truyền thông đúng đắn, một mặt lên án mạnh mẽ hành vi tham nhũng đi đôi với việc biểu dương, nhân rộng những tấm gương điển hình, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng; mặt khác tạo và định hướng dư luận tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án, cần đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” của ngành Toà án nhân dân, với phương châm là“Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân”. Kịp thời khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác và tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của ngành.

Bên cạnh đó cần hoàn thiện quy định của pháp luật về kiện toàn các đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng cũng như các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng. Cụ thể:

Về tổ chức các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng trong các cơ quan Công an và Viện kiểm sát theo tinh thần của Luật phòng, chống tham nhũng thì nên quy định các đơn vị này được tổ chức theo hệ thống ngành dọc có sự lãnh đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương để đảm bảo tính độc lập cao và tránh sự can thiệp trái pháp luật trong quá trình xem xét, xử lý vụ việc tham nhũng.

Về kiện toàn các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, hiện nay nước ta có nhiều cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng như: Thanh tra, Công an, Kiểm sát, Tòa án, Kiểm toán… nhưng việc phân định chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng, cơ chế phố hợp chưa chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng không phát hiện, xử lý kịp thời thậm chí bỏ lọt đối tượng phạm tội về tham nhũng. Do đó cần kiện toàn, phân công rành mạch trách nhiệm của từng cơ quan trong thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Xây dựng và hoàn thiện các thể chế pháp luật nhằm bảo vệ, khuyến khích đối với người phát hiện, tố cao tham nhũng, giúp cho mọi công dân dũng cảm đấu tranh với mọi hành vi, biểu hiện tham nhũng.

Tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong phòng, chống tham nhũng; chú trọng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi xảy ra tham nhũng và giải pháp xử lý. Đồng thời đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư tạo nên phong trào tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.

Cần bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật của Nhà nước nhất là cơ chế quản lý kinh tế-tài chính, quản lý tài sản công. Đây là một trong những giải pháp có hiệu quả để phòng ngừa tham nhũng. Bởi vì tham nhũng tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Những sơ hở trong cơ chế, chính sách chính là nơi thuận lợi nhất cho các hành vi tham nhũng mặc sức hoành hành. Vì vậy, cần phải bổ sung, hoàn thiện chính sách,

pháp luật, quy định của Nhà nước, đảm bảo các quy định đầy đủ, cụ thể rõ ràng, dễ thực hiện, trước hết về cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, quản lý tài sản công, dịch vụ công. Đồng thời, đề cao chính sách chấp hành nghiêm chính sách pháp luật không để sơ hở tùy tiện trong thực tế để kẻ xấu lợi dụng tham nhũng, thụ hưởng những đặc quyền, đặc lợi bất chính.

3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác phòng, chống tham nhũng

Công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác phòng, chống tham nhũng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong việc phòng, chống tham nhũng. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với các ngành, địa phương. Thường xuyên cập nhật, bổ sung nội dung pháp luật mới về phòng chống tham nhũng, đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho người dân. Tăng cường công tác phối hợp với các cấp, các ngành, các hội đoàn thể triển khai các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân.

Ở các địa phương, cần tiếp tục xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức. Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên thuộc phạm vi quản lý, có thể lồng ghép trong tập huấn kiến thức pháp luật định kỳ hàng năm đối với báo cáo viên, bảo đảm đa số các báo cáo viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị được bồi dưỡng, tập huấn. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt, công chức làm công tác pháp chế, thanh tra các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;

cán bộ, công chức thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các xã, phường, thị trấn; thực hiện bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng lồng ghép trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.

Các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng trong đơn vị mình bằng hình thức tổ chức hội nghị quán triệt đến từ ng cán bô ̣ , viên chức của đơn vi ̣ mình . Ngoài việc đã được phổ biến, tuyên truyền cán bộ, công chức, viên chức cần chủ động tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin truyền thông hiện có về pháp luật phòng chống tham nhũng, từ đó nâng cao nhận thức và tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện, tăng cườ ng viê ̣c kiểm tra , giám sát đối với công tác phòng , chống tham nhũng, kịp thời phát hiê ̣n những trường hợp có biểu hiê ̣n bất thường nhằm theo dõi, chấn chỉnh mô ̣t cách nghiêm túc.

Để công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về phòng chống tham nhũng có hiệu quả, cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật để tạo được lòng tin của nhân dân, đối với Nhà nước. Kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, đảm bảo chính xác, đúng người, đúng tội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Cần đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng; tăng cường công tác tự phê bình và phê bình, sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về phòng chống tham nhũng cho đảng viên, cán

bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)