Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 68 - 73)

CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.3.4. Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

lý bất lợi của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người phạm tội không phải chịu sự kết tội của Tồ án, khơng bị coi là có tội, khơng phải chịu hình phạt và khơng phải mang án tích.

2.3.4. Về chủ thể có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự miễn trách nhiệm hình sự

Luật hình sự là một bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật nước ta có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa một bên là Nhà nước và bên kia là người phạm tội, khi vi phạm pháp luật xảy ra lúc đó giữa chủ thể vi phạm pháp luật và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xuất hiện một loạt các quan hệ trong đó có việc cơ quan Nhà nước áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý để truy cứu một người thực hiện hành vi phạm tội.

Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự đều có chung một chủ thể có thẩm quyền áp dụng đó là cơ quan Nhà nước mà đại diện là cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ quan điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát và Toà án) căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, việc truy cứu

trách nhiệm hình sự là hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (Cơ quan điều tra với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát và Toà án) kế tiếp nhau áp dụng theo trình tự (thủ tục) tố tụng hình sự tương ứng để buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Còn đối với miễn trách nhiệm hình sự khi được áp dụng chỉ do một cơ quan tư pháp hình sự tương ứng áp dụng. Nếu như ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra sẽ áp dụng với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội; ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát sẽ là cơ quan có thẩm quyền áp dụng miễn trách nhiệm hình sự; ở giai đoạn xét xử thì cơ quan Tồ án đánh giá, xem xét các căn cứ và điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Ví dụ: vì đã xác định được rõ ràng có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự đối với một người phạm tội nào đó nên các cơ quan tiến hành tố tụng không khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong trường hợp đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng, việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có thể được thực hiện bằng các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) hoặc quyết định miễn trách nhiệm hình sự ngay trong bản án của Tồ án.

Ví dụ vụ án xảy ra tại tỉnh Tuyên Quang

Do muốn mở rộng diện tích trồng sắn nên khoảng 12 giờ 30 phút ngày 03-02-2007, Bàn Văn A lên khu rừng thuộc xã Minh Hương, huyện Hàm

Yên, tỉnh Tuyên Quang và châm lửa đốt các búi nứa gần nương trồng sắn của A. Do thời tiết hanh khô, ngọn lửa bốc cao, lan nhanh gây cháy rừng, đến 14 giờ 50 phút cùng ngày mới dập tắt được lửa.

Tại biên bản khám nghiệm hiện trường ngày 01-3-2007, Hạt kiểm lâm huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang kết luận loại rừng bị cháy do Bàn Văn A

đốt là rừng phòng hộ, diện tích rừng bị cháy là 9.000m2 (thiệt hại 706.500đồng).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 76/2007/HSST ngày 14-8-2007, Tồ án nhân dân tỉnh Tuyên Quang áp dụng điểm b khoản 3 Điều 189; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Bàn Văn A 04 năm tù về tội “Huỷ hoại rừng”.

Ngày 25-8-2007, Bàn Văn A kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong vụ án này, ngày 30-10-2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (thay thế Nghị định số 149/2004/NĐ- CP ngày 25-6-2004). Theo đó, hành vi đốt cháy rừng phòng hộ của Bàn Văn A chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính. Tại thời điểm xét xử phúc thẩm (ngày 28-11-2007) thì Nghị định số 159/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành nhưng tại Toà án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm là không đúng. Trong trường hợp này cần phải huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1068/2007/HSPT ngày 28-11-2007 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 76/2007/HSST ngày 14-8-2007 của Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang để tuyên bố Bàn Văn A không phải chịu trách nhiệm hình sự và đình chỉ vụ án.

Mặt khác, việc miễn trách nhiệm hình sự do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định phải được thể hiện bằng văn bản. Cụ thể, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (bằng văn bản) khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự (Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự); Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án (bằng văn bản) khi có một trong các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 19, Điều 25 và

khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự (Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự) hoặc rút quyết định truy tố và đề nghị Tồ án đình chỉ vụ án (Điều 181 Bộ luật tố tụng hình sự), Tồ án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo (điểm a khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự).

Như vậy, cho dù là cơ quan có thẩm quyền nào áp dụng trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự đi chăng nữa thì giữa các cơ quan đó bao giờ cũng có sự phối hợp, chế ước lẫn nhau. Chính sự phối hợp, chế ước đó sẽ chi phối đến q trình truy cứu trách nhiệm hình sự một người thực hiện hành vi phạm tội và hình thành nên mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa chế định trách nhiệm hình sự và chế định miễn trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, một hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xem xét hành vi phạm tội của người phạm tội có được miễn trách nhiệm hình sự hay khơng thì ngay bản thân cơ quan đó cũng đã tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Ngược lại, một cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi phạm tội cũng phải xem xét xem người đó có các căn cứ và điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự hay khơng? (bên cạnh việc xem xét các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ...). Nếu khơng có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì sẽ rất dễ dẫn đến làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Điều này được minh chứng bởi một số ví dụ sau đây:

Đặng Văn Sử cùng đồng phạm đến quán của chị Trịnh Kim Dũng uống nước khơng trả tiền mà cịn xin tiền của chị Dũng. Khi chị Dũng không cho Sử cùng đồng phạm đập phá tài sản của chị Dũng và đánh chị Dũng bị thương với tỷ lệ thương tật là 16%. Hành vi của Sử cùng đồng bọn có đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự (vì

truy tố và xét xử Đặng Văn Sử về tội “gây rối trật tự công cộng” là khơng chính xác và khơng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đồng phạm của Sử về hành vi cố ý gây thương tích là bỏ lọt tội phạm.

Hay trong vụ án “cố ghép tội để tránh bồi thường oan” xảy ra ở quận Lê Chân., “có hay khơng có án chỉ đạo”? Bà Nguyễn Thuý Vân giữ quyền cơng tố tại phiên tồ khẳng định quan điểm của Viện kiểm sát là đề nghị Toà án xét xử bị cáo Hiệp về tội “làm nhục người khác” có tình tiết tăng nặng là làm nhục đối với người thi hành công vụ theo điểm d khoản 2 Điều 121 Bộ luật hình sự và khơng cần phải chất vấn, khơng cần phải thực nghiệm điều tra. Nhưng chủ toạ phiên toà nhận xét: việc bắt khẩn cấp đối với bị cáo Hiệp là khơng đúng với Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự. Lời khai của bị cáo, người bị hại và người làm chứng mâu thuẫn nhau mà không cho đối chất, không thực nghiệm điều tra là không đúng. Cơ quan điều tra lấy lời khai của người làm chứng là không khách quan. Viện kiểm sát đã “nhầm” giữa hành vi vi phạm nghiêm trọng và hậu quả nghiêm trọng nhằm cố ghép tội cho Hiệp để tránh bồi thường đã giam oan bị cáo (Xem: Báo Đời sống và pháp luật, số 7, ngày 23-02-2005, tr.12).

Trong vụ án xảy ra tại tỉnh Vĩnh Phúc: Lương Thế Toại đã có hành vi dùng tài sản (xe ơtơ) biết rõ là có nguồn gốc khơng hợp pháp để thế chấp vay của anh Đào Duy Đơng 300.000.000 đồng. Khi vay, Toại nói với anh Đơng là xe có nguồn gốc hợp pháp. Hết thời hạn vay, anh Đông yêu cầu Toại trả tiền và nhận lại xe nhưng Toại khơng thực hiện và nói do làm ăn thua lỗ nên chưa có tiền trả. Sau đó anh Đơng nhiều lần yêu cầu Toại trả tiền nhưng Toại không trả nên anh Đông tố cáo Toại. Khi Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can đối với Toại về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thì Toại bỏ trốn. Đến ngày 14-5-2003, Toại

ra đầu thú và nộp tiền để trả cho anh Đông. Như vậy, hành vi của Toại có đầy đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Tồ án cấp sơ thẩm đã kết án Lương Thế Toại về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là khơng đúng tội danh, nhưng Tồ án cấp phúc thẩm lại tuyên bố Lương Thế Toại không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; huỷ bản án hình sự sơ thẩm của Tồ án cấp sơ thẩm và đình chỉ vụ án là bỏ lọt tội phạm.

Mặc dù là mỗi cơ quan thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền của mình nhưng do khơng có sự phối hợp nhịp nhàng, sự chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan dẫn đến những quyết định trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 68 - 73)