Thực tiễn áp dụng, sự cần thiết phải hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự và chế định miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 78 - 80)

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

3.1. Thực tiễn áp dụng, sự cần thiết phải hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự và chế định miễn trách nhiệm hình sự

nhiệm hình sự và chế định miễn trách nhiệm hình sự

Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén nhất, trực diện nhất trong việc xử lý các hành vi tội phạm đã xảy ra và phòng ngừa những hành vi tội phạm khác có thể xảy ra. Bộ luật hình sự năm 1999 phản ánh rõ nét sự nhìn nhận khoa học và khách quan về vị trí và vai trị đích thực của luật hình sự đối với việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong việc phòng ngừa và đấu tranh với các tệ nạn xã hội, các vi phạm và tội phạm. Đồng thời Bộ luật hình sự năm 1999 đã quán triệt sâu sắc yêu cầu của nguyên tắc về pháp chế xã hội chủ nghĩa và việc tôn trọng pháp luật, bảo đảm cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt được chặt chẽ, đúng người, đúng tội, khơng bỏ sót, khơng để oan, sai xảy ra.

Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ và thống nhất với nhau. Việc xác định ranh giới một người phải chịu trách nhiệm hình sự với một người có căn cứ để được miễn trách nhiệm hình trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử trong những năm gần đây tuy đã có nhiều tiến bộ so với trước đây, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, việc làm rõ một cách cơ bản những ưu điểm và yếu kém của tình hình này có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc áp dụng pháp luật và cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm gắn liền với việc bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ở nước ta đã và đang có những diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ gia tăng về số vụ, số người phạm

tội mà tính chất của tội phạm cũng có nhiều thay đổi. Bọn tội phạm đã có xu hướng cấu kết với nhau thành từng băng, ổ nhóm gồm nhiều tên từ các địa bàn khác nhau, hoạt động liên tục với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và công khai, trắng trợn. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2005 của Toà án nhân dân tối cao thì mặc dù số lượng các vụ án hình sự mà Tồ án các cấp đã thụ lý, giải quyết giảm hơn 2.220 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn xảy ra nhiều, đặc biệt là các tội phạm phá hoại chính sách đại đồn kết dân tộc; tham nhũng trong các lĩnh vực thương mại, dầu khí, bảo hiểm, xây dựng cơ bản, quản lý nhà nước về đất đai; các hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát tiền và tài sản của Nhà nước với giá trị rất lớn; các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng chưa giảm và được thực hiện với các thủ đoạn ngày càng tinh vi; tình hình bn lậu, gian lận thương mại xảy ra nhiều, nhất là ở các tỉnh biên giới; các tội phạm về ma tuý vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, còn xảy nhiều vụ án lớn, đặc biệt là tình trạng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tổng hợp (thuốc lắc) tại các vũ trường, quán bar diễn ra phức tạp và đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Tổng kết công tác năm 2006, một số tội phạm chiếm tỷ lệ cao và tăng hơn so với năm 2005: các tội cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tài sản (tăng 30%), tội trộm cắp tài sản (tăng 18%), tội giết người (tăng 15%), tội cố ý gây thương tích (tăng 8%), các tội phạm về ma tuý (tăng 7%), các tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng (tăng 2%). Riêng các tội phạm về tham nhũng, các Toà án đã xét xử 327 vụ án với 698 bị cáo (tăng gần 40%) (Báo cáo tổng kết cơng tác của Tồ án nhân dân tối cao năm 2006).

Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã kiên quyết tấn công bọn tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có rất nhiều cố gắng trong cơng cuộc

hội ổn định. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan bảo vệ pháp luật về cơ bản đã nhận thức đúng về ranh giới giữa một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm phải chịu trách nhiệm hình sự với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nên đã xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế rất nhiều oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định về miễn trách nhiệm hình sự cịn gặp nhiều tồn tại, vướng mắc làm hạn chế cơng tác đấu tranh phịng và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội, cũng như chưa phân hoá thực sự tội phạm và các trường hợp phạm tội lẫn người phạm tội để bảo đảm công bằng và đúng pháp luật. Thực trạng này địi hỏi phải tìm ra ngun nhân và luận giải các phương diện thực tiễn, lý luận và lập pháp của việc hồn thiện, qua đó mới bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật hình sự của Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm.

Trong một số năm gần đây, việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự ở một số tội được đã giảm hơn rất nhiều so với những năm trước. Có thể nhận thấy qua bảng thống kê sau:

Bảng 1. Số bị can, bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự từ năm 2005- 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 78 - 80)