Vai trò, chức năng và ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam 07 (Trang 38 - 41)

1.2. Hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

1.2.3. Vai trò, chức năng và ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng

thương mại.

1.2.3.1. Vai trò, chức năng của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại.

Hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại có những chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, hòa giải là biện pháp có tác dụng giảm thiểu các mâu thuẫn, xung

đột giữa các bên. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích trong một quan hệ thƣơng mại, bên nào cũng đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, buộc bên kia phải nhƣợng bộ. Không ai nhƣờng ai khiến mâu thuẫn trở nên gay gắt, tính hiếu thắng và thể diện góp phần vào việc không nhƣờng nhịn nhau. Lúc này sự có mặt của một bên thứ ba trung gian sẽ làm dịu mâu thuẫn, các bên sẽ bình tĩnh hơn, suy xét kỹ hơn và họ luôn hiểu rằng ngƣời ngoài cuộc có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn ngƣời trong cuộc. Do đó, hòa giải giúp giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột giữa các bên. Hòa giải đem lại cơ hội cho các bên trình bày, giải thích và đƣa ra lời xin lỗi với nhau. Sự tham gia trực tiếp của các bên tranh chấp trong hòa giải là rất cần thiết vì nó đề cao đƣợc tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình. Các bên sẽ nhận ra rằng không phải cái mình muốn là có ngay đƣợc, mà qua quá trình hòa giải nhiều lần thì mình sẽ có đƣợc cái mình cần.

Thứ hai, hòa giải là cách thức thể hiện và bảo đảm quyền tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự tham gia nhiều thành phần kinh tế thì hoạt động kinh doanh thƣơng mại trở nên đa dạng và phong phú. Cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh thƣơng mại có quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh, phƣơng thức kinh doanh, đối tác kinh doanh và phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn các phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Riêng đối với hòa giải các bên có thể lựa chọn hòa giải trong tố tụng hoặc hòa giải ngoài tố tụng. Hòa giải trong tố tụng đƣợc thực hiện bởi cơ quan quyền lực nhƣ trọng tài hoặc tòa án, hòa giải ngoài tố tụng đƣợc thực hiện bởi cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải. Lựa chọn hòa giải trong tố tụng hay hòa giải ngoài tố tụng phụ thuộc vào lợi ích, mối quan hệ, ý chí các bên tranh chấp. Dù lựa chọn loại hình hòa giải nào thì mục đích cuối cùng mà các bên mong muốn là giải quyết tranh chấp. Do đó, hòa giải bảo đảm quyền tự do lựa chọn cũng nhƣ ý chí của các bên.

Thứ ba, hòa giải trong tố tụng là tìm cách điều hòa lợi ích, cứu vãn mối quan

hệ giữa hai bên. Trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại, một bên có thể phát sinh một hay nhiều mối quan hệ với một hay nhiều bên. Mối quan hệ này dựa trên nguyên tắc nghĩa vụ và lợi ích bên này tƣơng xứng với nghĩa vụ và lợi ích bên kia. Mối quan hệ này đƣợc xây dựng, duy trì nhƣ vậy nếu không xảy ra tranh chấp, tranh chấp trở thành tác nhân vô hình phá vỡ mối quan hệ này. Nếu mối quan hệ này bị phá vỡ thì một bên có thể thiết lập với mối quan hệ mới với một bên khác, nhƣng điều này sẽ ảnh hƣởng đến uy tín, niềm tin của các bên trong quan hệ kinh doanh. Để điều hòa lợi ích và cứu vãn, duy trì mối quan hệ thì hòa giải trở thành phƣơng thức tối ƣu. Thông qua hòa giải các bên sẽ lắng nghe ý kiến của nhau, ý kiến của bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Các bên đƣa ra những yêu cầu, những nhƣợng bộ để điều hòa lợi ích cũng nhƣ duy trì mối quan hệ tốt đẹp mà hai bên đã xây dựng trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại.

Thứ tư, hòa giải ngoài tố tụng giúp các bên tiếp cận công lý không nhất thiết bằng con đƣờng tòa án. Hòa giải ngoài tố tụng với sự tham gia của bên thứ ba không có mang tính phán xét nhƣ trọng tài viên hòa giải hay thẩm phán. Bên thứ ba đóng vai trò dẫn dắt các bên, giúp các bên biết đƣợc quyền, nghĩa vụ của mình, hậu quả pháp lý các bên có thể gặp nếu hòa giải thành mà không thực hiện thỏa thuận hòa giải hoặc hòa giải không thành. Bên thứ ba phân tích, căn cứ vào yêu cầu của các bên, từ đó đƣa ra những phƣơng án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn. Hòa giải ngoài tố tụng có tính linh hoạt, có thể đƣợc tiến hành trong nhiều môi trƣờng khác nhau, thủ tục có thể đƣợc thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi. Các bên đƣợc tự do nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm, có những điều chỉnh nhất định để hòa giải đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất, tránh khả năng về việc có những yêu cầu về thủ tục kỹ thuật quá phức tạp. Trong quá trình hòa giải, trung gian hòa giải gần gũi và thân thiện với các bên tranh chấp, không tạo ra sự lo lắng và căng thẳng cho các bên. Chính vì sự thân mật và linh hoạt trong hòa giải cho phép các bên tham gia trực tiếp vào quá trình này. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các phƣơng án giải quyết tranh chấp.

1.2.3.2.Ý nghĩa của hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại.

Mặc dù còn có nhiều ý kiến tranh luận về vai trò, ý nghĩa của hòa giải trong và ngoài tố tụng nhƣng không thể không thừa nhận những lợi ích mà hòa giải tranh chấp thƣơng mại mang lại.

Một là, hòa giải là cách thức giữ gìn mối quan hệ làm ăn kinh doanh lâu dài,

khôi phục mối quan hệ giữa các bên, tìm thấy sự thông cảm. Các bên có thể đƣa ra những yêu cầu những nhƣợng bộ để cùng nhau đạt đƣợc mục đích, duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Hòa giải mang tính chất riêng tƣ, bí mật góp phần tạo nên sự an tâm, thoải mái, cởi mở hơn giữa các bên tranh chấp, hạn chế tâm lý đƣợc – thua do mất mát thể diện, uy tín với các bạn hàng.

Hai là, hòa giải là biện pháp tiết kiệm chi phí, vật chất, thời gian của nhà

nƣớc, xã hội, của các tổ chức kinh tế. Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải huy động nguồn lực, chi phí, thời gian, công sức, tiền bạc, huy động nhiều cơ quan chức

năng chuyên môn có thẩm quyền, huy động ngƣời và phƣơng tiện để thực hiện giải quyết tranh chấp. Ví dụ nhƣ việc thu thập chứng cứ, định giá tài sản, đối chất... Giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại bằng hòa giải trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, tự do định đoạt, các bên sẽ tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự thủ tục tự chọn, để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không bắt buộc phải tuân theo một quy định nào, do đó quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra gọn nhẹ về thời gian và tiền bạc, tiết kiệm đƣợc chi phí của nhà nƣớc, xã hội và của bản thân. Đây cũng là ƣu điểm nổi trội so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác.

Ba là, hòa giải là phƣơng thức phổ biến, giải thích pháp luật góp phần làm

lành mạnh các quan hệ kinh tế- xã hội. Bên thứ ba làm trung gian hòa giải sẽ tác động nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật của các bên, giúp các bên tranh chấp nhận thức rõ địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ, hậu quả pháp lý giúp các bên hành xử văn minh, đúng pháp luật để giảm thiểu những hậu quả xảy ra nhƣ trong quá khứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam 07 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)