Lịch sử hình thành và phát triển chế định hòa giải tranh chấp kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam 07 (Trang 41 - 47)

1.2. Hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển chế định hòa giải tranh chấp kinh doanh

thương mại ở Việt Nam.

Cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới, hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ở Việt Nam xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Bởi khi xảy ra mâu thuẫn giữa các bên trong giao thƣơng buôn bán các bên thƣờng tự giải quyết với nhau bằng con đƣờng thƣơng lƣợng, thỏa thuận. Lúc này hòa giải đã manh mún hình thành nhƣng không đƣợc định nghĩa cụ thể và quy định rõ ràng.

Văn bản pháp luật đầu tiên tại Việt Nam quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án ngày 21/01/1946, quy định “Ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả các việc dân sự và thương mại. Nếu hòa giải được Ban tư pháp xã có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những đượng sự ký”.

Điều 4 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định “Biên bản hòa giải thành

kiện dân sự và thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao

trước về ông Thẩm phán sơ cấp thứ hòa giải”.

Điều 9 Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950 quy định “Tòa án nhân dân hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương mại kể cả việc xin ly dị trừ những vụ kiện mà

theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình”. Tại điều 1 của Sắc lệnh quy

định “Biên bản hòa giải thành là một công chứng thư có thể thi hành ngay”. Tuy nhiên cho đến lúc biên bản hòa giải đƣợc chấp hành xong nếu Biện lý xét thấy biên bản ấy xâm phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi hoặc bác bỏ điều hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày phòng Biện lý nhận đƣợc biên bản hòa giải thành.

Nhƣ vậy có thể thấy hòa giải đã đƣợc coi là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án. Nhƣng điểm đặc biệt là Tòa án không ra quyết định mà chỉ lập biên bản hòa giải thành, đây là hạn chế lớn nhất bởi nó sẽ không có hiệu lực để buộc các bên thi hành, dẫn đến việc Tòa án phải mở lại phiên xử do các bên không tự nguyện thi hành hoặc tự ý thay đổi thỏa thuận.

Trong các văn bản pháp luật nêu trên, khái niệm “hòa giải” vẫn chƣa đƣợc sử dụng. Nội dung của hoạt động hòa giải chỉ đƣợc đề cập tại Điều 4 của Nghị định số 20/TTg ngày 14/01/1960 đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền xử lý của Hội đồng Trọng tài Trung ƣơng. Tại đây, việc hòa giải đƣợc thực hiện bởi hai Hội đồng Trọng tài của hai bên. Hai Hội đồng Trọng tài và hai bên ký kết hợp đồng cùng nhau thƣơng lƣợng giải quyết. Vụ việc tranh chấp chỉ đƣợc đƣa lên giải quyết tại Hội đồng Trọng tài Trung ƣơng khi việc hòa giải trên không thành.

Ngày 10/3/1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 54/CP công bố Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế thay thế cho bản Điều lệ tạm thời về Chế độ hợp đồng kinh tế. Với bản Điều lệ chính thức về hợp đồng kinh tế này, chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh tế trở nên đa dạng hơn: ngoài các chủ thể thuộc thành phần kinh tế nhà nƣớc, chủ thể có quyền ký kết hợp đồng kinh tế còn đƣợc mở rộng thêm, bao gồm cả các chủ thể thuộc thành phần kinh tế tập thể. Điều đó làm cho tranh chấp hợp đồng kinh tế trở nên thực chất hơn, căng thẳng, quyết liệt hơn. Việc hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế

cũng thực sự hơn và đòi hỏi nghiêm túc hơn. Tuy nhiên giai đoạn này hòa giải vẫn chƣa đƣợc coi là một thủ tục tố tụng xuyên suốt mọi giai đoạn của quá trình tố tụng.

Ngày 25/9/1989, Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế thay thế Điều lệ về Chế độ Hợp đồng Kinh tế (1975). Theo Điều 2 của Pháp lệnh này, chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh tế là pháp nhân và các nhân có đăng ký kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với pháp luật hiện hành. Ngày 10/01/1990 Hội đồng Nhà nƣớc đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài Kinh tế. Ngày 31/7/1990 Trọng tài Kinh tế Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 215-TT/PC hƣớng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật về hợp đồng kinh tế, trong đó có các quy định về hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế.

Căn cứ vào Pháp lệnh Trọng tài Kinh tế, ngày 25/3/1991 Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 70/HĐBT công bố điều lệ về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Tại Điều lệ này, hòa giải vẫn chƣa đƣợc quy định một cách rõ ràng, cụ thể nhƣng các quy định đã thể hiện tính chất hòa giải trong hoạt động của Trọng tài Kinh tế khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Cụ thể tại khoản 4 điều 10 quy định:

“Trọng tài viên có trách nhiệm tiến hành các hoạt động tố tụng trọng tài trên cơ sở những chứng cứ, áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật và tạo điều kiện

cho các bên tự thương lượng giải quyết theo đúng pháp luật”.

Theo đó, trọng tài viên thực hiện thủ tục hòa giải trong mọi giai đoạn tố tụng trọng tài nhƣng chƣa đƣợc quy định là thủ tục bắt buộc phải tiến hành.

Khi đất nƣớc chuyển sang giai đoạn phát triển mới, Trọng tài Kinh tế không còn phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của Nhà nƣớc và xã hội, nhất là đòi hỏi của nền kinh tế nhiều thành phần đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng, các thành phần kinh tế đều bình đẳng trƣớc pháp luật, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ trong giải quyết tranh chấp kinh tế, thƣơng mại. Nhƣng Trọng tài Kinh tế là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quản lý, chịu sự lãnh đạo trực tiếp

của chính quyền cùng cấp thực hiện xét xử các tranh chấp hợp đồng kinh tế sẽ không đảm bảo tính công bằng, điều đó cho thấy cần phải chấm dứt sự tồn tại của Trọng tài kinh tế Nhà nƣớc và chuyển giao việc giải quyết tranh chấp kinh tế sang cho cơ quan xét xử mới.

Ngày 16/3/1994 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành PLTTGQCVAKT. Trong PLTTGQCVAKT “hòa giải” đƣợc quy định là một thủ tục bắt buộc phải tiến hành trong suốt quá trình tố tụng. Điều 36 của Pháp lệnh quy định:

1. Trƣớc khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải để các đƣơng sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

2. Nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi hòa giải.

3. Khi các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự và quyết định này có hiệu lực pháp luật.

Trong trƣờng hợp các đƣơng sự không thể thỏa thuận với nhau đƣợc thì tòa án lập Biên bản hòa giải không thành và ra Quyết định đƣa vụ án ra xét xử.

Theo quy định trên, hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế có một số điểm khác với hòa giải trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Cụ thể: Sau khi lập biên bản hòa giải thành thẩm phán ra ngay Quyết định công nhận sự thỏa thuận chứ không phải đợi sau 15 ngày nhƣ thủ tục tố tụng dân sự; Biên bản hòa giải thành trong tố tụng kinh tế không thể thay đổi sau khi các bên đã ký tên.

Tại khoản 1 điều 50 của PLTTGQCVAKT quy định “ Tại phiên tòa, …nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử ra quyết

định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật”.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự có hiệu lực pháp luật ngay mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quy định nhƣ vậy nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế phát sinh.

PLTTTM 2003 đƣợc ban hành và tại điều 37 đã quy định về hòa giải trong tố tụng trọng tài. Theo đó, khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, trƣờng hợp

không tự hòa giải đƣợc thì có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Và Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận thỏa thuận khi hòa giải thành, quyết định này có giá trị chung thẩm và đƣợc thi hành nhƣ một phán quyết trọng tài.

Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào thực tiễn, PLTTTM 2003 đã bộc lộ nhiều hạn chế về thủ tục cũng nhƣ việc thi hành phán quyết trọng tài. Năm 2010, LTTTM ra đời, thay thế, bổ sung và hoàn thiện PLTTTM 2003, quy định cụ thể về trung tâm trọng tài, trọng tài viên, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài và cơ chế thi hành. Điều này đã tạo cho các bên tranh chấp có thêm sự lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp.

Ngày 15/6/2004 BLTTDS đƣợc thông qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bƣớc phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự. Trong BLTTDS, chế định hòa giải các vụ án dân sự đã đƣợc kế thừa, hoàn thiện và khắc phục những tồn tại bất cập của các quy định về hòa giải, thống nhất về trình tự và thủ tục hòa giải các vụ án dân sự, kinh doanh thƣơng mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Tại Chƣơng II của Bộ luật đã ghi nhận hòa giải là một nguyên tắc của tố tụng dân sự.

Chế định pháp luật hòa giải có sự thay đổi về mặt nội dung qua mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nƣớc. Ta có thể nhận thấy ngay từ giai đoạn đầu các quy định pháp luật về hòa giải tại Việt Nam chỉ đề cập đến hòa giải trong tố tụng với vai trò của ngƣời thứ ba thực hiện hòa giải là các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Giải quyết tranh chấp chủ yếu đƣợc thực hiện trong tố tụng bởi ngƣời ta tin tƣởng vào quyền lực nhà nƣớc và xem quyền lực nhà nƣớc có giá trị cao nhất, buộc các bên phải thi hành. Hòa giải ngoài tố tụng dƣờng nhƣ ít đƣợc quan tâm hơn, bởi phƣơng thức giải quyết tranh chấp này đƣợc thực hiện chủ yếu dựa trên mối quan hệ làm ăn lâu năm và sự tin tƣởng của các bên. Hầu nhƣ pháp luật thời gian đầu không đề cập cũng nhƣ khuyến khích các bên tự hòa giải. Phƣơng thức hòa giải ngoài tố tụng đƣợc hình thành, phát triển và định hình trong quy định pháp luật trong thế kỷ XXI, khi kinh tế nƣớc ta phát triển mạnh mẽ, sự giao lƣu thƣơng mại ngày càng nhiều và tranh chấp ngày càng đa dạng. Kinh tế

trong nƣớc phát triển hội nhập cùng kinh tế thế giới và giải quyết tranh chấp bằng hòa giải ngoài tố tụng đƣợc các nƣớc phát triển đƣợc xem là điều kiện tiên quyết trƣớc khi các bên đƣa tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan tố tụng, nhằm giảm tải cho cơ quan quyền lực nhà nƣớc và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên tranh chấp.

Nhƣ vậy chế định hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc xây dựng và trải qua một quá trình phát triển từ chƣa có đến có, từ chƣa cụ thể đến cụ thể và ngày càng hoàn thiện, đầy đủ hơn.

Chƣơng 2: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƢƠNG MẠI BẰNG PHƢƠNG THỨC HÒA GIẢI Ở VIỆT NAM VÀ

THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam 07 (Trang 41 - 47)