Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam 07 (Trang 76 - 79)

3.1.1. Cơ sở lý luận.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ kể từ sau khi đổi mới vào năm 1986, việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nƣớc. Nhà nƣớc quản lý các thành phần kinh tế bằng chính sách và pháp luật. Trong đó lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại là lĩnh vực quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Việc mở rộng giao lƣu buôn bán giữa các doanh nghiệp trong nƣớc, doanh nghiệp nƣớc ngoài đã tạo nên một hoạt động kinh doanh thƣơng mại sôi động đa thành phần, đa lĩnh vực. Và một tất yếu xảy ra điều không ai mong muốn nhƣng không tránh khỏi đó là tranh chấp giữa các quan hệ kinh doanh thƣơng mại. Vấn đề đặt ra là khi xảy nhƣng tranh chấp đó thì cần những phƣơng pháp nào, cơ quan nào, căn cứ pháp luật nào để giải quyết, bảo đảm lợi ích chính đáng cần đƣợc bảo vệ của mỗi bên. Đây chính là việc đảm bảo cơ bản cho độ tin cậy, độ an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi mua bán. Chính quá trình phát triển này đã đặt ra yêu cầu đối với mỗi quốc gia là phải đổi mới hệ thống pháp luật của mình phù hợp với đặc thù quốc gia vừa phù hợp với sự phát triển chung của thế giới.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại bằng hòa giải là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên ở Việt Nam pháp luật về việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải còn hạn chế trong khi đó ở nhiều quốc gia về mặt lập pháp hòa giải ngày càng đƣợc quan tâm, đƣợc thể chế hóa trên mọi phƣơng diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Đây là căn cứ để hình thành quy tắc hòa giải nhƣ Bộ quy tắc hòa giải Uncitral, Luật mẫu về hòa giải thƣơng mại quốc tế của Ủy ban pháp luật thƣơng mại quốc tế của Liên hợp quốc, Quy trình hòa giải không bắt buộc của phòng thƣơng mại quốc tế tại Luân Đôn, Ủy ban quốc gia về thống nhất pháp luật Hoa Kỳ ban hành đạo luật hòa giải thống nhất năm 2001.

Gần đây nhất liên minh châu Âu đã ban hành chỉ thị số 2008/52/EC về một số khía cạnh hòa giải các vụ việc dân sự, thƣơng mại [29]. Tại Việt Nam hòa giải đƣợc quy định trong các văn bản nhƣ BLDS 2005, BLTTDS 2005, LTM 2005, LĐT 2005, LTTTM 2010…tuy nhiên đối với hòa giải ngoài tố tụng vẫn chƣa có văn bản pháp luật cụ thể nào điều chỉnh, điều này dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập và không phát huy đƣợc những ƣu việt của hòa giải. Phải khẳng định rằng, khuôn khổ pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nói chung và giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại bằng hòa giải nói riêng là chƣa đầy đủ và rõ ràng.

Do đó thay đổi, phát triển khuôn khổ pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại bằng hòa giải cũng có thể xem là một tất yếu không tránh khỏi trong kinh doanh thƣơng mại. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã khẳng định “Khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận

việc giải quyết đó”; Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về dịch vụ hòa giải

tranh chấp giữa các thƣơng nhân thể hiện tại Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, phần dịch vụ liên quan đến tƣ vấn quản lý; Quyết định số 808/QĐ-TTg của thủ tƣớng chính phủ về việc ban hành chƣơng trình hành động thực hiện chiến lƣợc tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, trong đó có phân công nhiệm vụ xây dựng trình chính phủ. Vậy trong thời gian tới, Việt Nam cần phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung sao cho hoàn thiện các khung pháp luật thích ứng với các hoạt động thƣơng mại ngày càng phát triển.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn.

Trong những năm gần đây Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thƣơng mại với nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt đã trở thành thành viên của WTO. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi để kinh tế phát triển nhƣng cũng đầy thách thức trong tƣơng lai. Trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia có các quy định về áp dụng phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải nhƣ là các biện pháp ƣu tiên trong việc

giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do đó Việt Nam cần có những thay đổi phù hợp với sự thay đổi chung của quốc tế. Việt Nam cần tổng kết đánh giá lại toàn bộ khung pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại và hòa giải kinh doanh thƣơng mại để từ đó rút ra đƣợc những bất cập, hạn chế những ƣu điểm nhằm tạo điều kiện cho việc sửa đổi toàn diện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại để nó phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra trong tình hình mới đồng thời phù hợp với chuẩn mực quốc tế và khu vực.

Thực tiễn cho thấy hòa giải kinh doanh thƣơng mại thƣờng đƣợc tiến hành kết hợp với phƣơng thức tố tụng tòa án hay tố tụng trọng tài, theo đó việc hòa giải giữa các bên tranh chấp chủ yếu do các thẩm phán hoặc trọng tài viên tiến hành trong quá trình tố tụng căn cứ vào các quy định của pháp luật đối với hòa giải ngoài tố tụng các quy định pháp luật về vấn đề này hầu nhƣ không có. Trong khi đó hòa giải ngoài tố tụng đang đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới ƣa chuộng bởi các bên tranh chấp có thể nhờ tới các chuyên gia có kinh nghiệm về hòa giải hoặc các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đang tranh chấp nhƣ vận tải, tài chính, ngân hàng,…đứng ra làm trung gian hòa giải các tranh chấp.

G.S. Kobayashi (Đại học Kyusu – Nhật Bản) cho biết “Sự mất cân bằng giữa hòa giải do nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành ở Nhật là 1/10. Vì thế Nhật Bản đã ban hành luật về hòa giải, quy định áp dụng hình thức hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại nhưng vì không rõ ràng nên khi áp dụng trong thực tiễn đã xuất hiện nhiều hình thức hòa giải (cả theo truyền thống Nhật Bản và phương tây) thực trạng này dẫn đến sự rối loạn và không phát huy được hiệu quả của biện pháp hòa giải, thậm chí tạo ra phản ứng lại việc áp dụng các biện pháp hòa giải để giải quyết tranh chấp. Từ kinh nghiệm đó của Nhật Bản cho thấy cần có luật điều chỉnh hoạt động hòa giải kinh doanh thương mại nhưng phải cụ thể phải rõ ràng cũng như hoàn thiện cơ chế pháp lý áp dụng đối với các thiết chế tư pháp và hỗ trợ tư pháp như luật sư, trọng tài thương mại, giám định tư pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý tranh chấp khi tham gia các hoạt động thương

Thực tế hòa giải trong những năm vừa qua tại Việt Nam đã đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách là phải nâng cao chất lƣợng hòa giải kinh doanh thƣơng mại qua việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý tạo cơ sở điều kiện cũng nhƣ niềm tin của các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp quốc tế về hệ thống pháp luật Việt Nam từ đó tiến tới việc chuyên nghiệp hóa hoạt động hòa giải, xem việc hòa giải là hoạt động thay thế chủ yếu trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có VIAC xây dựng và ban hành quy tắc hòa giải. Đây là một nỗ lực lớn của VIAC trong việc định hƣớng cho các bên lựa chọn hòa giải ngoài tố tụng tƣ pháp để giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở việt nam 07 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)