Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử pháp luật về giáo dục ở việt nam từ 1945 đến nay (Trang 119 - 133)

Chương 2 : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC

3.4. Phƣơng hƣớng, giải pháp xây dựng pháp luật từ nay đến năm

3.4.2. Giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo

từ nay đến 2020

3.4.2.1. Giải pháp về công tác soạn thảo, ban hành pháp luật

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động đòi hỏi phải bảo đảm các yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, có chất lƣợng cũng nhƣ các yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý của văn bản. Để nâng cao chất lƣợng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình dài hạn, chiến lƣợc về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục. Cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục phải coi việc lập dự kiến chƣơng trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và chủ yếu trong công tác xây dựng pháp luật và công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

Công tác xây dựng chƣơng trình dài hạn, chiến lƣợc về soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục cần dựa trên yêu cầu về nội dung và hình thức xây dựng pháp luật về giáo dục; phù hợp với phƣơng hƣớng xây dựng pháp luật của từng thời kỳ.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đảm bảo điều hành hoạt

động quản lý nhà nƣớc trong đó có công tác xây dựng pháp luật theo pháp luật, thực hiện đúng các quy định của Luật Giáo dục 2005, Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ.

Hình thành đội ngũ chuyên viên thạo việc, mỗi công chức phải là những ngƣời giỏi chuyên môn và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, coi soạn thảo văn bản là 01 nghề mang tính chuyên môn cao, mỗi cán bộ công chức nhà nƣớc đều phải thạo việc soạn thảo văn bản. Song song với các đòi hỏi đối với ngƣời làm công tác xây dựng chính sách pháp luật phải có cơ chế, chính sách đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ thể này.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền nhƣ các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ ngay từ đầu trong xây dựng những dự án luật, pháp lệnh và các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình soạn thảo, góp ý, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Đối với các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục của Chính phủ, Quốc hội cần đổi mới cơ chế phối hợp và xác định đúng vai trò và trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và đặc biệt là cơ quan thẩm tra dự thảo văn bản là Văn phòng Chính phủ để khắc phục sự chậm trễ ở khâu thẩm tra dự thảo văn bản trƣớc khi trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; hạn chế các thủ tục hành chính trong các khâu của công tác này. Đây là vấn đề cấp bách bởi số lƣợng văn bản trình cấp trên còn nợ đọng từ nhiều năm hiện nay là rất lớn.

Xây dựng cơ chế phản biện khoa học, phản biện xã hội trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt khi đối với văn bản có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và đối tƣợng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các văn bản. Triển khai xây dựng cơ chế đặt hàng trong soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, các

- Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế bố trí kinh phí xây dựng văn bản từ ngân sách, các dự án, đề án, kinh phí nghiên cứu khoa học và các nguồn khác để hỗ trợ công tác soạn thảo văn bản. Tập trung kinh phí, nhân lực cho những dự thảo văn bản khó, yêu cầu cao và thời gian thực hiện gấp... Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong đó có kinh phí xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hằng năm.

Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học gắn với việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cƣờng ứng dụng tin học vào việc tổ chức lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo và kiểm soát kế hoạch, tiến độ công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

3.4.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực của các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật

Để nâng cao năng lực của các thiết chế xây dựng và thi hành pháp luật trong thời gian tới, cần phải thực hiện những giải pháp sau đây:

- Kiện toàn tổ chức và cán bộ làm công tác pháp chế.

Tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ làm công tác pháp luật về giáo dục từ đến các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục. Lựa chọn cán bộ có trình độ, có khả năng gửi đi đào tạo cơ bản về lý luận và kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng soạn thảo văn bản ở trong và ngoài; thƣờng xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản để cập nhật thông tin cho cán bộ soạn thảo văn bản; có chính sách mạnh mẽ đối với công tác cán bộ pháp chế về giáo dục nhƣ chính sách tiền lƣơng riêng nhƣ hệ số lƣơng nhƣ giảng viên cộng với phụ cấp cán bộ pháp chế, chế độ đối với cán bộ tham gia soạn thảo văn bản.

- Xây dựng kế hoạch kinh phí soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hằng năm; kinh phí kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

luật cần đƣợc xây dựng thành kế hoạch bao gồm kinh phí rà soát, hệ thống hoá các văn bản hiện hành; nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nƣớc; tổ chức soạn thảo một số dự án luật về giáo dục; rà soát và tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản;...

Kinh phí cần huy động từ nhiều nguồn nhƣ kinh phí quản lý nhà nƣớc, các chƣơng trình mục tiêu, các dự án trong và ngoài nƣớc,... Việc lập các dự án chuyên môn khác phải chú ý dành kinh phí cho việc xây dựng thể chế ở từng lĩnh vực cụ thể.

- Hoàn thiện thể chế: hoàn thiện hệ thống văn bản hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy định về tài chính cho công tác soạn thảo nhằm bảo đảm tài chính cho công tác xây dựng pháp luật.

3.4.2.3. Giải pháp phát triển hệ thống thông tin, phổ biên, giáo dục pháp luật

- Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản, tài liệu khác liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng.

- Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.

- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện chƣơng trình, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục pháp luật.

- Rà soát, bổ sung, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Xây dựng, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

giáo dục pháp luật và nâng cao chất lƣợng phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa: tổ chức xây dựng chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa trong đó tập trung vào các hình thức nhƣ: báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu về pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi… Chú trọng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.

- Tổ chức thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật: các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân; các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức thi Olympic về pháp luật trong học sinh, sinh viên hàng năm, tiến tới tổ chức thi học sinh giỏi, thi Olympic về pháp luật trong toàn quốc.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm cung cấp luận cứ cho việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác này.

- Tổ chức chỉ đạo điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo. Việc lựa chọn điểm cần phản ảnh đƣợc tính đa dạng của các cấp học, ngành học, trình độ đào tạo cũng nhƣ các vùng miền trong cả nƣớc.

- Hỗ trợ vùng khó khăn: hỗ trợ tài liệu, thiết bị, tủ sách pháp luật và bồi dƣỡng giáo viên, cán bộ, báo cáo viên cho một số cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Tăng cƣờng phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành tƣ pháp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức từ Trung ƣơng tới

cơ sở để nâng cao chất lƣợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục. Tăng cƣờng xã hội hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cƣờng huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng.

3.4.2.4. Giải pháp phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật

- Củng cố và kiện toàn tổ chức, quản lý đối với các cơ sở đào tạo Luật Từ cấp cơ quan quản lý cao nhất cho tới các cơ sở đào tạo Luật cần tập trung củng cố công tác tổ chức quản lý, từ bố chí cán bộ giảng viên, sắp xếp đội ngũ, không ngừng bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cho tới việc tổ chức chặt chẽ các khâu xét tuyển sinh viên, học viên và tổ chức đào tạo; nghiêm túc thực hiện các quy định về quy trình đào tạo, từ thi tuyển cho tới suốt quá trình đào tạo, trong đã có tổ chức thi, kiểm tra phải bảo đảm chính xác, khách quan; thực hiện tốt quy trình sàng lọc trong quá trình đào tạo, chống mọi hiện tƣợng tiêu cực trong đào tạo, bảo đảm chất lƣợng thực và đáp ứng đƣợc sự đòi hỏi của toàn xã hội.

Củng cố và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lƣợng đào tạo thông qua việc kiện toàn tổ chức các cơ sở đào tạo Luật theo hƣớng tăng cƣờng cán bộ quản lý chuyên trách, đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng chƣơng trình, giáo trình và tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy và học tập cho các cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học và hoạt đông hợp tác quốc tế trong các cơ sở đào tạo Luật.

- Quy hoạch mạng lƣới các cơ sở đào tạo Luật

Củng cố và phát triển các cơ sở đào tạo Luật hiện có, tập trung đầu tƣ toàn diện để xây dựng Trƣờng đại học Luật Hà Nội và Trƣờng đại học Luật TPHCM. Ƣu tiên đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, tài liệu

giáo trình, nội dung chƣơng trình đào tạo để các cơ sở này sớm là nòng cốt và đi đầu trong công tác đào tạo Luật ở nƣớc ta, thực hiện đề án đã nêu.

Rà soát lại điều kiện bảo đảm chất lƣợng đào tạo của tất cả các cơ sở đào tạo Luật hiện có nhằm có căn cứ để phân bổ chỉ tiêu và loại hình đào tạo đúng với điều kiện và năng lực thực tiễn của mỗi trƣờng. Việc rà soát này còn là cơ sở cho việc điều chỉnh, sắp xếp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống các trƣờng đào tạo Luật, bảo đảm tính khoa học, tính hiện đại, thích ứng với sự phát triển của đất nƣớc và đòi hỏi của xã hội.

- Xây dựng hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lƣợng đào tạo

Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, bảo đảm năng lực và trình độ thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu luật học trong tình hình mới.

Tăng cƣờng đầu tƣ về đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo Luật, trong đó chú trọng tính hiệu quả của đầu tƣ. Nhất thiết phải tránh đầu tƣ dàn trải mà cần có sự ƣu tiên đầu tƣ cho một số cơ sở đào tạo lớn hiện nay.

Thực hiện kiểm định chất lƣợng đào tạo Đại học và sau Đại học luật; có cơ chế hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo luật.

3.4.2.5. Giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật

Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về giáo dục là một trong bảy nhóm nhiệm vụ, giải pháp đƣợc Bộ Chính trị đƣa ra trong Kết luận số 242/TB-TƢ ngày 15/4/2009 nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (Khoá VIII) về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.

Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai một số nội dung về hợp tác quốc tế nhƣ sau:

- Tăng cƣờng và mở rộng hợp tác về giáo dục với các nƣớc và tổ chức quốc tế, thông qua việc ký kết các Thoả thuận và Điều ƣớc quốc tế, tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế để trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu và đề xuất sáng kiến, giải pháp nhằm xây dựng chính sách giáo dục đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, phục vụ mục tiêu đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Tranh thủ các nguồn viện trợ thông qua các chƣơng trình, dự án hợp tác với các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để đầu tƣ cho giáo dục; khuyến khích các cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nƣớc ngoài mở rộng hợp tác quốc tế trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nhằm khuyến khích hợp tác, đầu tƣ của nƣớc ngoài trong giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

KẾT LUẬN

Ngay từ năm thứ nhất của nền cộng hòa, pháp luật về giáo dục đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc quan tâm xây dựng và đã thể hiện những nguyên lý cơ bản của nền giáo dục mới của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trải qua một thời gian dài của hai cuộc kháng chiến cứu nƣớc, trong hoàn cảnh đó pháp luật về giáo dục cũng vẫn là công cụ quan trọng để điều chỉnh các hoạt động giáo dục.

Từ khi đổi mới đến nay, trong điều kiện từng bƣớc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, giáo dục về pháp luật tiếp tục đƣợc hoàn thiện và có bƣớc phát triển vƣợt bậc từ đạo luật đầu tiên, Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 điều chỉnh một lĩnh vực hẹp của giáo dục, lần lƣợt Luật giáo dục năm 1998, Luật giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử pháp luật về giáo dục ở việt nam từ 1945 đến nay (Trang 119 - 133)