Pháp luật về giáo dục từ khi đổi mới đến nay (1986 đến nay)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử pháp luật về giáo dục ở việt nam từ 1945 đến nay (Trang 40)

Chương 2 : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC

2.4. Pháp luật về giáo dục từ khi đổi mới đến nay (1986 đến nay)

2.4.1. Pháp luật về giáo dục từ 1986 đến 1998

Đại hội lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng cộng sản Việt Nam định ra đƣờng lối đổi mới toàn diện và sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội để đất nƣớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng và tiếp tục đi lên xã hội CNXH. Tiếp đến Đại hội đảng lần thứ VII (tháng 6/1991) đã cụ thể hóa và hoàn chỉnh đƣờng lối đổi mới, thông qua "cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và "chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Đối với sự nghiệp giáo dục, Quốc hội đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học (tháng 8/1991) đây là Luật chuyên ngành đầu tiên về giáo dục mặc dù phạm vi điều chỉnh của luật mới chỉ giới hạn đối với việc phổ cập một bậc học đó là tiểu học. Ban chấp hành Trung ƣơng đảng đã ra Nghị quyết về công tác giáo dục và đào tạo tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ IV (khóa VII tháng 11/1993). Đây là tiền đề và điều kiện để đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thời kỳ này tổ chức bộ máy bộ giáo dục đã có những thay đổi lớn. Từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ngành về giáo dục đào tạo, năm 1987, nhập lại thành 2 Bộ đến năm 1990 tiếp tục nhập thành một Bộ duy nhất quản lý nhà nƣớc tất cả các cấp, bậc học

trong hệ thống giáo dục quốc dân. Điều đó tạo thuận lợi cho việc quản lý hệ thống giáo dục một cách nhất quán, nhƣng cũng làm cho việc quản lý ngành phức tạp hơn và có phạm vi rộng lớn hơn, đặt ra những yêu cầu cao đối với tổ chức và đội ngũ quản lý giáo dục - đào tạo. Để quán triệt đƣờng lối đổi mới đổi mới của đại hội Đảng lần thứ VI, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị giáo dục tháng 7/1987, đã đề ra 10 tƣ tƣởng chỉ đạo giáo dục phổ thông, xây dựng chƣơng trình phát triển giáo dục 1987-1990 với một hệ thống đề án gồm 38 chỉ tiêu, trong đó có những đề án về phổ cập giáo dục cấp I, xoá mù chữ, tổng kết kinh nghiệm và điều chỉnh cải cách giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên, biên soạn sách giáo khoa, gắn nhà trƣờng với lao động, sản xuất. Trên cơ sở đó Bộ trƣởng đã ban hành Chỉ thị số 16/CT ngày 1/8/1987 về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, phát triển giáo dục 3 năm 1987-1990. Trong bối cảnh biến động của khủng hoảng kinh tế - xã hội phƣơng hƣớng chung của Bộ giáo dục và Đào tạo là phấn đấu ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục bằng nhiều chủ chƣơng, giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phƣơng. Đa dạng hóa các loại hình trƣờng, lớp, các hình thức giáo dục, dân chủ hóa hoạt động của nhà trƣờng, xã hội hóa giáo dục, xây dựng nền nếp, kỷ cƣơng trong trƣờng học. Hàng năm, Bộ giáo dục và Đào tạo dã tổ chức các hội nghị cán bộ chủ chốt ngành giáo dục để quán triệt nghị quyết đại hội VII của Đảng, Nghị quyết Trung ƣơng IV khóa VII (tháng 1/1993) để định ra phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, giải pháp tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, trình Chính phủ ban hành nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 Quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ, xây dựng các trƣờng trọng điểm ở các ngành học, bậc học, xây dựng các trung tâm chất lƣợng cao, tình Chính phủ ban hành các Nghị định thành lập các đại học quốc gia, đại học khu vực, thành lập các trƣờng đại học dân lập…

quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trƣờng. Trình độ dân trí đƣợc nâng cao, chất lƣợng giáo dục có những chuyển biến bƣớc đầu. Các văn kiện của Trung ƣơng Đảng và chính phủ về công tác giáo dục, sắc lệnh của nhà nƣớc, các quyết định, chỉ thị, thông tƣ của chính phủ, của cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục đƣợc ban hành ngày càng nhiều điều chỉnh từng nội dung công việc cụ thể nhƣ: chế độ đối với giáo viên, chế độ đối với học sinh, sinh viên, chế độ đối với lƣu học sinh, các quy định đối với nhà trƣờng trong các cấp học, bậc học, chế độ thu chi tài chính của nhà trƣờng…

Ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc đã kịp thời thay đổi tƣ duy và cách làm giáo dục, đề ra những chủ trƣơng kịp thời và thích hợp trong giai đoạn chuyển đổi. Chủ trƣơng bao trùm, chi phối toàn bộ quá trình đổi mới giáo dục thể hiện trong pháp luật về giáo dục giai đoạn này là chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân từ mục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN.

2.4.2. Luật giáo dục năm 1998 và hệ thống văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành hướng dẫn thi hành

Để quản lý hoạt động giáo dục, phát triển giáo dục, từ năm 1945 đến năm 1998, Nhà nƣớc đã ban hành gần 1000 văn bản pháp luật về giáo dục dƣới hình thức sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tƣ,... Các văn bản pháp luật về giáo dục đã góp phần đảm bảo thực hiện mục đích và mục tiêu giáo dục đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, văn bản về giáo dục còn phân tán, có hiệu lực pháp lý không cao. Với quan điểm coi giáo dục là một vấn đề quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, vấn đề xây dựng một đạo luật về giáo dục đã đƣợc Nghị quyết đại

xã hội của đất nƣớc, với tƣ tƣởng xây dƣng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu hội nhập về pháp luật giáo dục với khu vực và thế giới đòi hỏi lĩnh vực giáo dục phải đƣợc điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, pháp điển hóa các quy định về giáo dục còn phân tán thành quy định của Luật giáo dục.

Luật giáo dục 1998 bao gồm đoạn mở đầu và 9 chƣơng 110 Điều quy định một cách hệ thống từ những vấn đề chung nhƣ mục tiêu, tính chất, nguyên lý của giáo dục Việt Nam đến những vấn đề về tổ chức và hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân với kết cấu và nội dung cơ bản:

Đoạn mở đầu quy định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh cần ban hành Luật giáo dục.

Chƣơng I. Những quy định chung, gồm 17 điều (từ Điều 1 đến Điều 17) quy định về phạm vi điều chỉnh; mục tiêu giáo dục; tính chất, nguyên lý giáo dục; yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục; ngôn ngữ dùng trong nhà trƣờng; hệ thống giáo dục quốc dân; văn bằng, chứng chỉ; phát triển giáo dục; quyền và nghĩa vụ học tập của công dân; phổ cập giáo dục; xã hội hóa sự nghiệp giáo dục; đầu tƣ cho giáo dục; quản lý nhà nƣớc về giáo dục; vai trò của nhà giáo; nghiên cứu khoa học; không truyền bá tôn giáo trong các trƣờng, cơ sở giáo dục khác; cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục.

Chƣơng II. Hệ thống giáo dục quốc dân, gồm 26 (từ Điều 18 đến Điều 43) quy định về giáo dục mầm non (giáo dục mầm non; mục tiêu của giáo dục mầm non; yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục mầm non;

cơ sở giáo dục mầm non); giáo dục phổ thông (giáo dục phổ thông; mục tiêu của giáo dục phổ thông; yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục phổ thông; sách giáo khoa; cơ sở giáo dục phổ thông; văn bằng giáo dục phổ thông); giáo dục nghề nghiệp (giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp; yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục nghề nghiệp; giáo trình trung học chuyên nghiệp, giáo trình dạy nghề dài hạn; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp); giáo dục đại học và sau đại học (giáo dục đại học và sau đại học; mục tiêu của giáo dục đại học và sau đại học; yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục đại học và sau đại học; giáo trình cao đẳng, giáo trình đại học; cơ sở giáo dục đại học và sau đại học; văn bằng giáo dục đại học và sau đại học); phƣơng thức giáo dục không chính quy (giáo dục không chính quy; yêu cầu về nội dung, phƣơng pháp giáo dục không chính quy; cơ sở giáo dục không chính quy; văn bằng, chứng chỉ giáo dục không chính quy).

Chƣơng III. Nhà trƣờng và cơ sở giáo dục khác, gồm 16 điều (từ Điều 44 đến Điều 60) quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng (nhà trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trƣờng của cơ quan hành chính nhà nƣớc, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lƣợng vũ trang nhân dân; điều kiện thành lập; thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trƣờng; điều lệ nhà trƣờng; hiệu trƣởng; hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; tổ chức Đảng trong nhà trƣờng; đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trƣờng); nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng (nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trƣờng; nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng trung học chuyên nghiệp, trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội; quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học); các loại trƣờng chuyên biệt (trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, trƣờng dự bị đại học; trƣờng chuyên, trƣờng

năng khiếu; trƣờng, lớp dành cho ngƣời khuyết tật; trƣờng giáo dƣỡng); tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác (các cơ sở giáo dục khác).

Chƣơng IV. Nhà giáo, gồm 12 điều (từ Điều 61 đến Điều 72) quy định về nhiệm vụ và quyền của nhà giáo (nhà giáo; giáo sƣ, phó giáo sƣ; nhiệm vụ của nhà giáo; quyền của nhà giáo; thỉnh giảng; ngày nhà giáo Việt Nam); đào tạo và bồi dƣỡng nhà giáo (trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhà giáo; trƣờng sƣ phạm; đào tạo nhà giáo cho trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học); chính sách đối với nhà giáo (bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tiền lƣơng; chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trƣờng chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn);

Chƣơng V. Ngƣời học gồm 12 điều (từ Điều 73 đến Điều 85) quy định về nhiệm vụ và quyền của ngƣời học (ngƣời học, nhiệm vụ của ngƣời học; quyền của ngƣời học; nghĩa vụ của ngƣời học tại trƣờng cao đẳng, trƣờng đại học công lập); chính sách đối với ngƣời học (học bổng, trợ cấp xã hội; chế độ cử tuyển; tín dụng giáo dục; miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên).

Chƣơng VI. Nhà trƣờng, gia đình và xã hội, gồm 5 điều (từ Điều 81 đến Điều 85) quy định về trách nhiệm của nhà trƣờng; trách nhiệm của gia đình; quyền của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của học sinh; trách nhiệm của xã hội; quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ xã hội.

Chƣơng VII. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục bao gồm 18 điều (từ Điều 86 đến Điều 103) quy định về nội dung quản lý nhà nƣớc và cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục (nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục; cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục); đầu tƣ cho giáo dục (các nguồn tài chính đầu tƣ cho giáo dục; ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng trƣờng học; khuyến khích đầu tƣ cho giáo dục; học phí, lệ phí tuyển sinh, tiền đóng góp xây dựng trƣờng); quan hệ quốc tế về giáo dục (quan hệ quốc tế về

giáo dục; khuyến khích hợp tác về giáo dục với nƣớc ngoài; khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam; công nhận văn bằng nƣớc ngoài); thanh tra giáo dục (thanh tra giáo dục; nhiệm vụ của thanh tra giáo dục; quyền hạn của thanh tra giáo dục; trách nhiệm của thanh tra giáo dục; quyền của đối tƣợng thanh tra; trách nhiệm của đối tƣợng thanh tra).

Chƣơng VIII. Khen thƣởng và xử lý vi phạm, gồm 5 điều (từ Điều 104 đến Điều 108) quy định về phong tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ƣu tú; khen thƣởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích về giáo dục; khen thƣởng đối với ngƣời học; phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự; xử lý vi phạm.

Chƣơng IX. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 109 và Điều 110) quy định về hiệu lực thi hành và hƣớng dẫn thi hành.

Sau khi ban hành Luật giáo dục (1998) Quốc hội tiếp tục ban hành hai nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 và số 41/2000/NQ-QH10, chính phủ ban hành 8 nghị định, Thủ tƣớng chính phủ ban hành 40 quyết định và chỉ thị và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo thẩm quyền 166 văn bản đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Cơ quan quản lý giáo dục ở các địa phƣơng và các nhà trƣờng đã năng động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và sự chỉ đạo của ngành, tham mƣu cho cấp uỷ đảng và chính quyền xây dựng các chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng mình.

2.4.3. Luật giáo dục năm 2005 việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục phạm pháp luật về giáo dục

2.4.3.1. Luật giáo dục 2005

Luật giáo dục đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1998 là cơ sở pháp lý quan trọng của hệ

thống giáo dục quốc dân. Qua 7 năm thực hiện, Luật giáo dục 1998 đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, hệ thống giáo dục đƣợc đổi mới và từng bƣớc kiện toàn; trình độ dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giáo dục và nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân đã xuất hiện một số bức xúc do thực tiễn đặt ra, cần đƣợc quy định cụ thể hơn hoặc sửa đổi một cách cơ bản, tạo cơ sở pháp lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp đổi mới đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các quan điểm cơ bản và chủ trƣơng của Đảng trong các văn kiện về phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới cần thiết phải đƣợc thể chế hóa trong Luật giáo dục (sửa đổi). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định những quan điểm và phƣơng hƣớng cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học, hệ thống trƣờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, thực hiện công bằng trong giáo dục. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX năm 2002 có những kết luận quan trọng về giáo dục, trong đó xác định những nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cần tập trung thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lịch sử pháp luật về giáo dục ở việt nam từ 1945 đến nay (Trang 40)