Quy định trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại (Trang 40 - 41)

1.2. Những vấn đề pháp lý về kiểm soát của Bên nhƣợng quyền trong

1.2.2.1. Quy định trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn th

hành Luật thương mại

Lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam, Nghị định số 11/2005/NĐ- CP ngày 02/02/2005 (sau đâygọi là Nghị định số 11/2005/NĐ) quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi) quy định chi tiết thi hành Chương III Phần VI Bộ luật Dân sự (1995) chính thức thừa nhận hoạt động “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, một dạng hoạt động NQTM, là một trong những hoạt động chuyển giao công nghệ. Theo Điều 4 Khoản 6 Nghị định số 11/2005/NĐ-CP, “cấp phép đặc quyền kinh doanh” là hoạt động theo đó: "Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của bêngiao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại".

Bên cạnh hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh, hoạt động NQTM được pháp luật ghi nhận tại Điều 284 Luật Thơng mại năm 2005. Câu hỏi đặt ra là: “cấp phép đặc quyền kinh doanh” và “nhượng quyền thương mại” có phải là một hay không? Theo giải thích của Phần I, Mục 5, Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN ngày 30/12/2005 (sau đây gọi là Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN) hướng dẫn một số điều của Nghị định số11/2005/NĐ-CP, “cấp phép đặc quyền kinh doanh” chính là “NQTM”

trong hoạt động chuyển giao công nghệ, và “NQTM” liên quan đến chuyển giao công nghệ sẽ được điều chỉnh bằng Nghị định số 11/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: Nghị định số 11/2005/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn thi hành các quy định tại Chương III, Phần thứ sáu của Bộ luật Dân sự (1995). Luật Thương mại năm 2005 quy định về NQTM trong 8 điều khoản, từ Điều 284 đến Điều291. Định nghĩa NQTM tại Điều 284, về cơ bản, đã phù hợp với thông lệ của các nước. Tuy nhiên,nhìn chung, các quy định này chưa cụ thể, chưa thể hiện rõ bản chất của NQTM và cũng như vấn đề kiểm soát của bên nhượng quyền.

Ngày 31/03/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động NQTM (có hiệu lực ngày 26/04/2006). Nghị định nàycó 28 điều khoản, quy định về khá nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề: điều kiện hoạt động NQTM, cung cấp thông tin, hợp đồng NQTM, đăng ký hoạt động NQTM, xử lý vi phạmpháp luật trong hoạt động NQTM. Nghị định này cũng không làm rõ hơn các vấn đề cần phải làm rõ về bản chất hợp đồng NQTM, cũng như vấn đề kiểm soát của bên nhượng quyền trong NQTM và còn hơi đơn giản về kỹ thuật lập quy. Bên cạnh Nghị định 35 là Nghị định số 72/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 07 năm 2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 09/2006/TT-BTMM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)