Các quy định liên quan với sở hữu trí tuệ và cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại (Trang 33 - 36)

1.1. Những vấn đề pháp lý về hoạt động NQTM

1.1.2.2. Các quy định liên quan với sở hữu trí tuệ và cạnh tranh

Pháp luật điều chỉnh NQTM không phải là một chế định pháp luật hoàn toàn độc lập, không có những quan hệ với các chế định pháp luật khác, trái lại, với tư cách là chế định pháp luật điều chỉnh một loại hoạt động thương mại khá phức tạp, pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM có những quy định liên quan chặt chẽ đến pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh.

a. Các quy định hoạt động NQTM liên quan với pháp luật sở hữu trí tuệ

Trong mối quan hệ với pháp luật sở hữu trí tuệ, khái niệm “quyền thương mại” trong hoạt động NQTM là vấn đề cần chú ý. “Quyền thương mại” với tư cách là đối tượng của hợp đồng NQTM là một khái niệm khá phức tạp. Đó không đơn giản chỉ là phép cộng của các quyền liên quan đến các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh. Đó phải là sự kết hợp toàn vẹn, tạo nên một “gói” các quyền không thể tách rời nhau để bên nhượng quyền có thể chuyển cho bên nhận quyền nhằm thực hiện các công việc kinh doanh dựa trên việc khai thác „quyền thương mại”. Chính vì vậy, pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM không thể thoát ly được với các chế định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Trong chừng mực nhất định, pháp luật về sở hữu trí tuệ giúp cho các bên trong hoạt động NQTM có thể định dạng được những yếu tố cấu thành của “quyền thương mại” và nhận biết tính hợp pháp khi thực hiện việc chuyển giao các yếu tố đó từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền thương mại. Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn, pháp luật về sở hữu trí tuệ giúp cho khái niệm “quyền thưong mại” trở nên hợp pháp và hợp lý hơn. Cụ thể là, việc đăng ký và bảo hộ “quyền thương mại” không phải dưới góc độc từng yếu tố cấu thành của nó mà dưới góc độ một “gói quyền” thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật sở hữu trí tuệ. Không tồn tại những quy định hỗ trợ này trong pháp luật về sở hữu trí tuệ thì việc bảo vệ “quyền thương mại” trong pháp luật điều chỉnh quan hệ

nhượng quyền thương mại sẽ trở thành thành phần yếu nhâqts của hệ thống pháp luật đặc thù này. Vì vậy, có thể nói, những quy định về việc nhận dạng cũng như đăng ký bảo hộ đối với “quyền thương mại”, với tư cách là đối tượng của hợp đồng NQTM, là một trong những nội dung cơ bản liên quan mật thiết đến pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM và là nội dung không thể bỏ qua khi xem xét nội dụng của hệ thống pháp luật này.

b. Các quy định hoạt động NQTM liên quan với pháp luật cạnh tranh

Pháp luật NQTM, với những đặc thù của nó, đã thiết lập nên những mối quan hệ đặc biệt giữa các bên chủ thể tham gia, ở đó nhiều ngoại lệ của quan hệ thương mại trong môi trường có pháp luật cạnh tranh được chấp nhận. Có thể nói, với tính chất cùng sử dụng “quyền thương mại” của một chủ sở hữu để cùng kinh doanh thu lợi nhuận đã làm cho quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyêề thương mại trở nên khá khác biệt so với các quan hệ mua bán hoặc cho thuê “quyền thương mại” khác. Tính chất này làm phát sinh một cách tự nhiên quyền được bảo vệ tối đa “quyền thương mại” do mình xây dựng nên trước những rủi ro có thẻ xảy đến của bên nhượng quyền, nhất là rủi ro xuất phát trực tiếp từ phía bên nhận quyền. Vì vậy, trong chừng mực nhất định, pháp luật về nhượng quyền thương mại cho phép bên nhượng quyền được đặt ra những yêu cầu nhất định, hướng bên nhận quyền tới những thoả thuận mang tính hạn chế cạnh tranh để có thể đạt được mục đích cuối cùng làm giảm thiểu rủi ro và hạn chế đổ vỡ hệ thống NQTM. Tuy nhiên, trong kinh doanh, sự hạn chế của một bên theo ý chí chủ quan của bên đó thì không bao giờ là đủ. Nếu sự sáng tạo của bên nhượng quyền hoặc của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại đi quá giới hạn thì cạnh tranh sẽ không được bảo vệ và việc phá vỡ môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Pháp luật cạnh tranh chính là công cụ vạch ra giới hạn được phép mà trong giới hạn ấy, mọi sự sáng tạo của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)