Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 71)

3.1. Quan điểm chung

3.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ mô

môi trường

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khỏe nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường”; “Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái”; “Chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên, vật liệu; công nghiệp dược và các chế phẩm sinh học; công nghiệp bảo vệ môi trường... Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội... Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi huỷ hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường... xây dựng và thực hiện nghiêm các quy đinh về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản... Hoàn chỉnh pháp luật, tăng

cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm... Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên...”.[26]

Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ:

“Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”.

Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. “Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững” và “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên”.

Quyết định số 256/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước khẳng định quan điểm: “Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)