Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 69)

3.1. Quan điểm chung

3.1.1. Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong công

trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong quá trình đổi mới, xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác giáo dục pháp luật đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể được Chính phủ phê duyệt. Sau khi ban hành Chỉ thị số 02/1998 về tăng cường giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, công tác này đã đạt được những kết quả quan trọng. Tiếp nối Chương trình này, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003- 2007. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới.

Để tiếp tục đưa công tác giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã khẳng định phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan Đảng, chính quyền, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, đồng thời công tác giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Chỉ thị thể hiện sự đổi mới về nhận thức của Đảng ta đối với công tác giáo dục pháp luật. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2004 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Tiếp đó ngày 12/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012, trong đó có 04 đề án về phổ biến giáo dục pháp luật tạo nguồn lực quan trọng cho công tác này. Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), trong đó có nhiều đề án về giáo dục pháp luật. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều Chương trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài ra, Bộ Tư pháp đã

ban hành và liên tịch ban hành một số Thông tư, Thông tư liên tịch về lĩnh vực nêu trên, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Nhằm triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, các Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm và kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở từng thời gian cụ thể, từng đợt cao điểm; ban hành và tổ chức triển khai nhiều Đề án về giáo dục pháp luật để tạo nguồn lực cho công tác này.

Đặc biệt, để tạo cơ sở pháp lý mạnh, đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này, ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật phổ biến giáo dục pháp luật. Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 69)