Quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam (Trang 81 - 86)

Chương 3 : Giải pháp kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế

3.2.2. Quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng

muốn bảo vệ quyền lợi của mình sẽ đi đăng ký.

Việc đăng ký hoặc không đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính không ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng giữa bên cho thuê và bên thuê. Đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính nhằm xác lập quyền ưu tiên của bên cho thuê tài chính đối với các chủ thể khác cũng có quyền trên tài sản cho thuê tài chính dựa trên nguyên tắc ai đăng ký trước được ưu tiên xử lý lấy nợ trên tài sản trước.

Để khuyến khích việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính tối đa và tuân theo nguyên tắc bảo đảm bằng quyền sở hữu cần có ưu điểm nhất định so với biện pháp bảo đảm thông thường. Thủ tục đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính cần dễ dàng hơn thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm. Nên bãi bỏ yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê tài chính khi đăng ký hợp đồng mà chỉ có chữ ký một bên. Đây là thủ tục không cần thiết.

3.2.2. Quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên khi giao kết, thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính đồng cho thuê tài chính

Thứ nhất, cần bổ sung quy định trao quyền cho bên thuê được thụ hưởng các nghĩa vụ bảo hành, cam kết từ nhà cung cấp tài sản.

Quy định này nên học tập từ Điều 7 Luật mẫu và Điều 2A-209 UCC. Phương pháp coi bên thuê là người thứ ba hưởng lợi trong hợp đồng cung cấp tài sản là một phương pháp tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp. Nó tương thích với hiệu lực tương đối của hợp đồng, cho phép bên thuê có thể thụ hưởng hầu hết quyền lợi của một người mua hàng đúng với vai trò của chủ sở hữu tài sản về mặt kinh tế, trong khi vẫn bảo lưu được quyền sở hữu danh nghĩa của bên cho thuê.

Ngoài ra cần bổ sung thêm các biện pháp bổ trợ cho quyền lợi của bên thuê được Luật mẫu đưa ra như: bên cho thuê có nghĩa vụ hỗ trợ bên thuê thực hiện

quyền yêu cầu đối với nhà cung cấp tài sản, bên cho thuê có nghĩa vụ chuyển giao quyền của mình trong hợp đồng cung cấp tài sản khi được bên thuê yêu cầu (ngoại trừ quyền sở hữu trên danh nghĩa), bên cho thuê nếu cản trở bên thuê thực hiện quyền của người thứ ba hưởng lợi hoặc không chịu hỗ trợ bên thuê đòi quyền lợi từ nhà cung cấp thì có thể phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên thuê thay cho nhà cung cấp.

Thứ hai, giải thích rõ ràng hơn về tính chất không hủy ngang trong hợp đồng cho thuê tài chính

Tính chất không hủy ngang nếu không có sự giải thích rõ ràng thì không thể áp dụng, và do vậy trở thành câu chữ thừa thãi gây thắc mắc trong nghị định. Theo tác giả, dựa trên quy định tại Điều 10 Luật Mẫu và 2A-407 UCC, khi giải thích một nghĩa vụ không hủy ngang cần đưa ra hai tiêu chí chung là độc lập, không phụ thuộc vào việc thực hiện hay không thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại và không thể chấm dứt nếu không có sự đồng ý của bên có quyền. Sau đó cần đưa ra những

ngoại lệ cho phép một bên chấm dứt hợp đồng hoặc được miễn trừ nghĩa vụ. Đồng thời cần nghiên cứu mối quan hệ giữa tính chất không hủy ngang và các trường hợp bất kha kháng hoặc thực hiện hợp đồng khi có hoàn cảnh thay đổi hoặc nguyên tắc thiện chí. Dựa trên những nghiên cứu đó, Tòa án Tối cao đưa ra hướng dẫn xét xử cho các tòa án cấp dưới để tránh trường hợp hiểu sai về quy định này.

Thứ ba, xóa bỏ những quy định hạn chế tự do thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo đảm trong giao dịch cho thuê tài chính

Cụm từ “nếu cần thiết” trong quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm trong giao dịch cho thuê tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý kéo theo rủi ro tín dụng và đã có tiền lệ trong thực tiễn khi tòa án không công nhận biện pháp bảo đảm đó. Điều này trái với nguyên tắc tự do thỏa thuận trong bộ luật dân sự và không đáp ứng được nhu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt dộng cho thuê tài chính.

Thực tiễn xét xử cho thấy cụm từ này dễ gây ra hiểu nhầm to lớn trong tư duy tư pháp. Bản án số 60/2014/KDTM-PT giải quyết vụ tranh chấp giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn cho thuê tài chính quốc tế Chailease và Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải và giao nhận Sao đỏ không được viết bởi các thẩm phán ở các tòa cấp huyện hay cấp tỉnh mà được đưa ra bởi các thẩm phán tại Tòa án Nhân dân Tối cao. Các thẩm phán tòa Tối cao được cho là có trình độ chuyên môn cao nhất trong hệ thống tư pháp. Do vậy không thể cho rằng việc không công nhận biện pháp bảo đảm trong cho thuê tài chính là do lỗi chuyên môn yếu kém của thẩm phán mà phải nhận định rằng quy định này thiếu minh bạch và tiềm ẩn rủi ro pháp lý rất lớn đối với công ty cho thuê tài chính.

Điều này cho thấy cụm từ “nếu cần thiết” trong Nghị định số 39/2014/NĐ-CP cần phải được bãi bỏ để vừa đảm bảo quyền tự do hợp đồng của các chủ thể trong kinh doanh, vừa kiểm soát tốt rủi ro pháp lý và rủi ro tín dụng trong giao dịch cho thuê tài chính. Một cách sửa đổi khác là nghị định không nên quy định gì về biện pháp bảo đảm, tức là cho phép các bên tự do áp dụng biện pháp bảo đảm như các giao dịch thương mại thông thường. Để tránh việc các tòa cấp dưới dùng bản án trên làm kinh nghiệm xét xử, trong thời gian chờ sửa đổi Nghị định số 39/2014/NĐ-CP, Tòa án tối cao có thể đưa ra hướng dẫn xét xử cho các tòa cấp dưới để đảm bảo không có sự hiểu sai hay áp dụng tùy tiện pháp luật ngay từ khâu xét xử sơ thẩm, giảm thiểu chi phí giải quyết tranh chấp cho các bên.

3.2.3. Quy định trong giai đoạn chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính

Một là, cần rút ngắn thời gian thu hồi tài sản cho thuê tài chính.

Quy định bên cho thuê chỉ được tiến hành thu hồi tài sản sau thời hạn 30 ngày từ ngày thông báo theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TT-NHNN-BCA-BTP bị các công ty cho thuê tài chính đánh giá là chậm trễ. Nếu bên thuê cố tình không hợp tác, thời hạn này đủ cho bên thuê tẩu tán tài sản. Theo ông Đàm Đức Long -

nguyên Tổng thư ký Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam, thời hạn này cần giảm xuống chỉ còn 10 ngày.147

Hai là, cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là cơ quan công an theo hướng có trách nhiệm trực tiếp tham gia thu hồi tài sản nhằm bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp và mọi văn bản pháp luật chung, văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Điều này tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho cơ quan có thẩm quyền mà đặc biệt là công an trực tiếp hỗ trợ bên cho thuê tài chính (hay trực tiếp tham gia thu hồi tài sản) trong trường hợp bên thuê không hợp tác. Cần phải nhận định rằng nếu bên thuê cố tình cản trở bên cho thuê thu hồi tài sản, đã có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản và vi phạm pháp luật hình sự. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng có cơ sở pháp lý cho tội phạm này, quy định tại Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Để hệ thống quy định pháp luật được thống nhất, các quy định cụ thể về trách nhiệm hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền khi thu hồi tài sản thuê tài chính nên được quy định chung trong cùng văn bản với các biện pháp tự xử lý tài sản bảo đảm ngoài tư pháp (self-help repossesion). Chúng đều là các biện pháp do đương sự tự mình thực hiện nhưng có sự khác biệt về cơ sở pháp lý nên dẫn đến quy định về trách nhiệm hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền cũng cần khác nhau. Nên duy trì sự ưu ái, thuận lợi ở mức độ phù hợp cho thủ tục thu hồi tài sản cho thuê tài chính khi so sánh với cơ chế tự thu hồi tài sản bảo đảm.

Khi quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nên tập trung vào cơ quan công an vì họ có công cụ, biện pháp nghiệp vụ cưỡng chế đồng thời dễ dàng khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự bởi họ có đại diện

147

Phan Nam (2011), “Thu hồi tài sản cho thuê tài chính: Nắm dao đằng lưỡi”, cafef.vn/tai-chinh- ngan-hang/thu-hoi-tai-san-cho-thue-tai-chinh-nam-dao-dang-luoi-20110612103825292.chn truy cập truy cập 07/08/2018

chứng kiến quá trình thu hồi tài sản. Nhất thiết phải có chế tài đến cá nhân cụ thể công tác trong cơ quan công an khi họ không chịu làm tròn trách nhiệm hỗ trợ của mình.

Ba là, xem xét lại hiệu lực pháp lý của việc định giá tài sản trong mối liên hệ với nghĩa vụ trả phần tiền thuê còn lại

Như đã phân tích ở mục 2.3.2. Xử lý tài sản cho thuê, Thông tư liên tịch số

08/2007/TT-NHNN-BCA-BTP đang có những quy định quá thiên vị cho công ty cho thuê tài chính khi xử lý tài sản cho thuê. Quy định tại điều II.16 theo đó xác định nghĩa vụ trả phần tiền thuê còn lại của bên thuê chỉ dựa trên “số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê” mà không dựa trên việc định giá tài sản, thậm chí còn không tính đến yếu tố lỗi của bên cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê mất giá, khiến việc định giá tài sản không có ý nghĩa gì trong quá trình xử lý tài sản, không phù hợp với nguyên tắc tự do thỏa thuận trong giao dịch thương mại. Thông tư liên tịch số 08/2007/TT-NHNN-BCA-BTP cần bỏ quy định tính phần tiền còn lại mà bên thuê phải trả dựa trên số tiền thu được từ việc xử lý tài sản cho thuê.

Một điểm cân bằng hài hòa quyền lợi của các bên khi định giá tài sản là đưa ra nguyên tắc và quy định cụ thể của việc định giá tài sản cho thuê trước khi xử lý theo hướng bám sát với giá thị trường, đưa ra một khung chênh lệch nhất định theo tỷ lệ phần trăm và giá thỏa thuận chỉ được chênh lệch so với giá thị trường trong phạm vi đó, không công nhận hiệu lực pháp lý của những thỏa thuận định giá thấp hơn hoặc cao hơn vượt ra ngoài khung giá đó. Việc định giá được dùng làm cơ sở bù trừ nghĩa vụ hoàn trả phần tiền thuê còn lại của bên thuê.

Bên cho thuê là chủ sở hữu tài sản, lại có quyền và trách nhiệm xử lý tài sản nên nếu đã có thỏa thuận giữa các bên thì những rủi ro về giá tài sản xảy ra ngoài thỏa thuận đó bên cho thuê tự chịu trách nhiệm. Nhưng vì yêu cầu chính sách cần hạn chế rủi ro đối với các định chế tài chính nên có thể đặt ra trường hợp ngoại lệ để xem xét yếu tố lỗi của công ty cho thuê tài chính nhằm chia sẻ rủi ro giữa hai bên. Tác giả đồng ý với phương án trong công trình nghiên cứu của Ngô Thanh

Hương giải quyết trường hợp này. Khi đã có thỏa thuận định giá nhưng giá thanh lý vẫn thấp hơn giá thỏa thuận, mà không do lỗi của bên cho thuê (chẳng hạn thị trường biến động quá nhanh từ lúc định giá đến trước khi bán tài sản khiến tài sản sụt giá đáng kể mà bên cho thuê chưa kịp bán), thì các bên cùng nhau thỏa thuận

lại, nếu không thỏa thuận được thì Bên cho thuê sẽ thuê tổ chức có thẩm quyền định giá theo quy định của pháp luật hiện hành.148 Ngược lại, bên cho thuê cần phải nhận được sự bù đắp tương xứng. Nếu giá thanh lý cao hơn giá đã thỏa thuận thì cần lấy giá thanh lý để tính bù trừ nghĩa vụ cho bên thuê.

Bên cho thuê có ưu thế thông tin về tài sản khi nắm quyền quản lý, xử lý tài sản nên họ cần có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi trong trường hợp trên. Khi giải quyết tranh chấp, tòa án cần mặc định suy đoán rằng bên cho thuê có lỗi khiến giá thanh lý quá thấp so với giá đã thỏa thuận, trừ khi bên cho thuê chứng minh được điều ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam (Trang 81 - 86)