Định hƣớng hoàn thiện pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam 001 (Trang 94 - 98)

của ngƣời có thu nhập thấp tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Thứ nhất, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước về tín dụng của ngân hàng thương mại trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay ở Việt Nam

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -2015” đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ chính từ năm 2011 đến năm 2013 là tập trung đánh giá đúng thực trạng hoạt động, chất lƣợng tài sản của các TCTD, ƣu tiên xử lý các TCTD yếu kém; đảm bảo khả năng chi trả của các TCTD; triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD và từng bƣớc tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành.

Với mục tiêu nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc; bảo đảm các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc thật sự là lực lƣợng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế, việc triển khai thực hiện Đề án dựa trên quan điểm: (i) cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là một quá trình thƣờng xuyên, liên tục; (ii) củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; (iii)

khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật; (iv) thực hiện cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các tổ chức tín dụng theo các hình thức, biện pháp và lộ trình thích hợp; (v) không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nƣớc. Quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nƣớc cho xử lý những vấn đề của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Thực hiện bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lƣu thông tiền mặt. Bên cạnh đó, các NHTM tiếp tục đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc hệ thống các NHTM.

Từ thực tế triển khai đề án vừa qua và để thực hiện thành công các mục tiêu của quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thƣơng mại, cần có thể chế và khuôn khổ pháp lý cótính chất đặc biệt và đột phá, bảo đảm nguyên tắc vận hành theo cơ chế thị trƣờng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Trong thời gian tới khuôn khổ pháp lý cho vay mua nhà ở xã hội đối với ngƣời có thu nhập thấp tại NHTM cũng cần hoàn thiện theo hƣớng sau: 1). Tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo định hƣớng trong sự phát triển xã hội; 2). Tạo điều kiện cho đối tƣợng thu nhập thấp có cơ hội và điều kiện tiếp cận nguồn vốn của NHTM để tạo lập nhà ở xã hội; 3). Thực hiện tái cơ cấu lại ngân hàng theo hƣớng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của

NHTM, theo đó chuyển giao nhiệm vụ cho vay mua nhà ở xã hội đối với ngƣời có thu nhập thấp sang cho Ngân hàng chính sách xã hội.

Thứ hai, phù hợp với thông lệ quốc tế về cho vay và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Việt Nam đã và đang tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, quá trình hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài diễn ra một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có thị trƣờng tài chính, tiền tệ. Lĩnh vực tài chính tín dụng đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, hiện nay theo quy định pháp luật về cổ đông và cổ phần trong NHTMCP, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thế sở hữu đến 20% tổng số cổ phần và trong tƣơng lai có thể quy mô sở hữu cổ phần trong NHTM của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tăng lên. Điều này, chứng tỏ thị trƣờng ngân hàng ở nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập với thị trƣờng ngân hàng quốc tế. Do đó, đòi hỏi những quy định pháp lý của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng cũng cần có những thay đổi sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cùng với xu hƣớng hội nhập quốc tế, xu hƣớng tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang diễn ra theo đúng yêu cầu của thị trƣờng. Việc cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng trên diễn ra một cách toàn diện trên tất cả các mặt, các hoạt động của ngân hàng, từ việc tái cơ cấu lại tổ chức, bộ máy, cơ chế hoạt động, cho đến tái cơ cấu lại thể chế và khuôn khổ pháp lý…. Trong đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ hoạt động của từng ngân hàng giữ một vai trò quan trọng. Một ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thƣơng mại không thể đồng thời thực hiện hai chức năng, nhiệm vụ là vừa thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận và đảm bảo lợi nhuận ngân hàng đạt mức lợi nhuận bình quân, vừa thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính sách xã hội, thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng về hoạt động cho vay, thực hiện giải ngân các hợp đồng tín dụng nhƣng lại không vì mục đích lợi nhuận. Điều này là hoàn toàn mâu thuẫn khiến các

NHTM lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Vì vậy, cần tổ chức lại hệ thống ngân hàng theo hƣớng xác định rõ và trung thành với chức năng, nhiệm vụ của nó khi đã đƣợc xác định. Do đó, trong trƣờng hợp này tốt nhất hoạt động cho vay mua nhà ở xã hội đối với ngƣời có thu thập thấp chuyển giao cho ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đảm nhiệm, còn các ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng vốn có của nó huy động vốn và cung ứng vốn trên thị trƣờng nhằm thu lại lợi nhuận ngân hàng.

Thứ ba, khắc phục đƣợc những bất cập trong pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với ngƣời thu hập thấp tại NHTM

Thực tiễn triển khai pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với ngƣời có thu nhập thấp trong thời gian qua đã cho thấy những bất cập nhất định từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến quá trình áp dụng còn nhiều vƣớng mắc do chất lƣợng nội dung văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế trong quy định về chủ thể, điều kiện, nguyên tắc, trình tự thủ tục, hồ sơ tín dụng trong hoạt động cho vay mua nhà ở xã hội tại ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam…

Vì vậy, trong thời gian tới việc hoàn thiện pháp luật cho vay mua nhà ở xã hội đối với ngƣời có thu nhập thấp tại NHTM cần đảm bảo định hƣớng sau: 1). Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này; 2). Nâng cao chất lƣợng văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở xác định lại các quy định về điều kiện cho vay, đối tƣợng cho vay; 3). Quy định rõ ràng, cụ thể về hồ sơ vay vốn, quy trình vay, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn. 4). Quy định về mức lại suất ƣu đãi và thời gian áp dụng mức lãi suất ƣu đãi cũng nhƣ những quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động vay.

Nhƣ vậy, trên cơ sở làm rõ các quy định pháp lý của Nhà nƣớc về tín dụng nhà ở ngƣời có thu nhập thấp trong thời gian qua, chúng ta có thể khái

quát và nhận thấy rõ: quan điểm, mục tiêu, định hƣớng của Nhà nƣớc Việt Nam về pháp luật tín dụng nhà ở ngƣời có thu nhập thấp tại ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ sự hoàn thiện nó trong thời gian tới. Đó là: từng bƣớc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách nhà ở đối với ngƣời thu nhập thấp nhằm tạo cơ sở, hành lang pháp lý an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng ngân hàng thƣơng mại đối với ngƣời thu nhập thấp trong việc vay vốn ƣu đãi mua nhà ở xã hội. Đảm bảo quyền có nhà ở của ngƣời lao động, góp phần ổn định an sinh - xã hội thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam 001 (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)