Nghĩa, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 34 - 38)

cấp miễn phí tờ gấp pháp luật, băng cát xét, bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật khác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân; các quy định pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, các ưu đãi của Nhà nước để họ nâng cao hiểu biết pháp luật, thực hiện pháp luật và vươn lên thoát nghèo.

1.5.3. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trình giảm nghèo

Thực tiễn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian qua đã khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo. Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, phù hợp với quy luật cuộc sống và mục tiêu xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hoạt động này cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể. Kết quả có được trong 04 năm qua đã khẳng định quyết tâm, nỗ lực to lớn của Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, các ngành, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.

Đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách nói riêng và người dân nói chung, hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân, qua đó giúp họ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, có thể tự lựa chọn cách ứng xử phù hợp với pháp luật, tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người dân. Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, người dân có thêm sự tự tin để giải quyết vướng mắc pháp luật của bản thân và người thân, tự giác chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, từ đó bảo đảm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò của mình trong việc quản lý nhà nước và xã hội.

Thông qua các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể, quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế trong xã hội đã được bảo vệ kịp thời, người dân tin tưởng hơn vào công lý, công bằng cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều người thuộc diện nghèo, yếu thế khi có vướng mắc pháp luật đã biết chủ động tìm đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thay vì sử dụng các biện pháp giải quyết thụ động hoặc bất hợp pháp. Nhiều vụ được hòa giải thành trước khi phải đưa ra Tòa án đã giữ được tình đoàn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm cho người dân, góp phần xây dựng điều kiện quan trọng để phát triển một nền văn hóa pháp lý và nếp sống văn minh tại cộng đồng.

Hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần quan trọng thực hiện thành công các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương, người dân được tư vấn các thủ tục pháp lý để vay vốn hoặc hưởng các chính sách ưu đãi khác để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Trợ giúp pháp lý giải quyết kịp thời vướng mắc pháp luật của người dân cũng giúp tiết kiệm được

đáng kể thời gian đi khiếu kiện để tập trung vào sản xuất, tạo thêm của cải vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định trật tự xã hội.

Đối với Nhà nước, hoạt động trợ giúp pháp lý thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân thông qua việc giải quyết những vướng mắc pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho những đối tượng yếu thế, tạo điều kiện cho họ tiếp cận công lý. Đồng thời, trợ giúp pháp lý đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp; hỗ trợ các cơ quan nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền xem xét giải quyết vướng mắc pháp luật của người dân một cách kịp thời, khách quan, đúng pháp luật, tránh sai sót, bất cập trong hoạt động công vụ và quản lý nhà nước; kịp thời phát hiện và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp của pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đối với xã hội, trợ giúp pháp lý đã góp phần hướng dẫn giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài trong thời gian dài do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến giảm lòng tin của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách đối với pháp luật của Nhà nước. Qua đó góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị, giữ gìn đoàn kết cộng đồng, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhiều Trung tâm đã thực sự trở thành cầu nối tin cậy giữa chính quyền với người dân, giữa pháp luật với cuộc sống, tạo diễn đàn đối thoại để giải quyết các bất cập trong hoạt động công vụ, tăng niềm tin của người dân vào pháp luật và Nhà nước. Nhận thức của chính quyền các cấp về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý đã được nâng lên, chính quyền cơ sở ở hầu hết các địa phương đã tích cực đề nghị hoặc tạo điều kiện để Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động tại địa bàn, thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở cấp xã cho người dân sinh hoạt rộng rãi, góp phần tăng cường dân chủ cơ sở, tăng tính công khai, minh bạch trong giải quyết các vụ việc của người dân.

Mặt khác, thông qua các vụ việc trợ giúp pháp lý cụ thể, người thực hiện trợ giúp pháp lý phát hiện ra các quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo và đề nghị tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý cũng góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tư pháp thông qua sự tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý, tăng đáng kể số lượng vụ án được đưa ra xét xử với sự có mặt của người bào chữa, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, thực hiện tranh tụng, góp phần nâng cao chất lượng xét xử. Đồng thời, nhiều kiến nghị công vụ của trợ giúp pháp lý đã góp phần tăng tính trách nhiệm của các công chức, chính quyền trong giải quyết vụ việc của dân ở các cơ quan hành chính.

Trợ giúp pháp lý thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trợ giúp pháp lý đối với người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng chính sách khác trong xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Có thể nói, trợ giúp pháp lý là một trong những khâu làm trọn vẹn hơn vai trò và trách nhiệm của ngành Tư pháp, từ xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật đến các biện pháp hỗ trợ pháp lý để đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân có hoàn cảnh đặc biệt, bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng pháp luật của các tầng lớp dân cư, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, trong Chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ khái niệm về trợ giúp pháp lý, đặc điểm trợ giúp pháp lý, tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo. Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian qua.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)