Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa. Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 75)

b) Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của TAND

2.2.4. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai trong công tác giải phóng mặt bằng

tác giải phóng mặt bằng

* Thực trạng giải quyết TCĐĐ

Trong thời gian gần đây, tình hình TCĐĐ trong nhân dân có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ vi phạm, đặc biệt là xuất hiện nhiều khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Có lúc vấn đề đất đai trở thành điểm nóng của cả huyện, cả tỉnh, cả vùng, gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường "hàng năm có trên 10 vạn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai (chiếm 65% tổng số vụ việc khiếu kiện của công dân gửi đến các cơ quan Nhà nước). Riêng Thanh tra Nhà nước hàng năm tiếp nhận từ 5.000 - 7.000 đơn khiếu kiện vượt cấp liên quan đến đất đai" [3, tr. 17].

Tình hình TCĐĐ xảy ra ở khắp các tỉnh trên cả nước với các mức độ khác nhau. Tỉnh Sóc Trăng năm 2002, theo báo cáo của các Sở, Ban ngành ngoài tỉnh đã tiếp 2.841 lượt người đến nộp đơn khiếu nại, tố cáo. Riêng Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh đã tiếp 750 lượt người, nhận 1.622 đơn các loại, trong đó có 1.22. đơn khiếu kiện TCĐĐ chiếm 75%. Tình hình TCĐĐ thường xuyên diễn ra trên địa bàn tỉnh, có lúc có nơi diễn ra khá phức tạp. Một số vụ khiếu kiện kéo dài, đông người như ở Nông trường 30/4, Nông trường 416, khiếu kiện của bà con Khmer ở xã Tân Hưng, ấp Khuang Tang, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, khiếu kiện giải tỏa đền bù xây dựng chợ Mỹ Quới, khiếu kiện tranh chấp khu đất quân sự... Đặc biệt có một số người lợi dụng dân chủ trong chính sách giải quyết TCĐĐ, khiếu nại, tố cáo để lôi kéo nhiều người dân đến các cơ quan nhà nước gây áp lực với chính quyền [24, tr. 5]. Tỉnh Tuyên Quang từ năm 1998 đến tháng 6/2003, Sở Địa chính đã thụ lý 302 đơn với 176 đơn khiếu nại, 61 đơn tranh chấp, 27 đơn tố cáo, 38 đơn đề nghị và đã giải quyết theo thẩm quyền 101 đơn, chuyển UBND các cấp giải quyết theo thẩm quyền 124 đơn, chuyển trả lại đơn thư gửi vượt cấp 66 đơn, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các ngành giải quyết 5 đơn và không giải quyết 1 đơn nặc danh.

Các TCĐĐ được giải quyết đã góp phần không nhỏ và việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế của đất nước. Các tranh chấp đã được giải quyết trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, đáp ứng những thắc mắc, đòi hỏi đúng đắn của người dân.

Sự phối hợp trong giải quyết tranh chấp giữa cơ quan Trung ương và địa phương đã được tăng cường hơn trước, các TAND địa phương thường xuyên báo cáo tình hình giải quyết và những vướng mắc liên quan yêu cầu TAND tối cao hướng dẫn cụ thể. Để giải quyết có kết quả nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu ngày, trong quá trình xem xét và trước khi ra quyết định giải quyết đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, giữa cấp trên với cấp dưới, tranh thủ ý kiến của các ngành chuyên môn, thống nhất quan

điểm và biện pháp giải quyết nên đã tạo được sự nhất trí cao. Do vậy, nhiều vụ việc đã được giải quyết có kết quả, không tiếp tục phát sinh tranh chấp.

Trong công tác giải quyết xét xử của Tòa án có nhiều tiến bộ. Kết quả giải quyết, xét xử đều vượt chỉ tiêu công tác đã đề ra từ 1-2%. Tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị các bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 14%; số bản án, quyết định bị sửa là 4%; số bản án, quyết định bị hủy chiếm 1,2% trong tổng số các bản án, quyết định của TAND các cấp đã giải quyết, xét xử. Trong quá trình giải quyết, Tòa án các cấp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hòa giải giữa các đương sự, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự nên tỷ lệ các vụ hòa giải thành chiếm 40% tổng số các vụ án mà Tòa án đã giải quyết. Thông qua hòa giải, Tòa án giúp đương sự thỏa thuận được với nhau, giúp giải quyết vụ án đúng pháp luật, góp phần đảm bảo sự ổn định và đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Cùng với việc đảm bảo công tác giải quyết, xét xử đúng pháp luật, Tòa án các cấp cũng chú ý thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thủ tục tố tụng và thời hạn giải quyết, xét xử vụ án.

Nhiều địa phương đã có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra với cơ quan trong khối nội chính, các đoàn thể quần chúng trong việc giải quyết những vụ việc phức tạp, các điểm nóng, lập đoàn công tác đến tại chỗ xem xét, kết luận rõ đúng sai, xử lý nghiêm minh những vi phạm, giải quyết có lý có tình nên đã sớm ổn định được tình hình ở địa phương. Qua đó, củng cố được tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở, từng bước ổn định tình hình, đẩy mạnh sản xuất phát triển.

Nhận diện những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết:

- Bất cập đầu tiên trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo về đất đai chính là tính chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn nhiều điểm có xung đột trong toàn hệ thống pháp luật nước ta. Riêng quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có nhiều điểm khác nhau giữa pháp

luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Về việc thực hiện bồi thường, GPMB, có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và LĐĐ. Về tính hợp luật của các loại hợp đồng, giấy tờ chuyển QSDĐ trước ngày LĐĐ năm 2003 có hiệu lực thi hành, có sự khác nhau giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Tình trạng pháp luật như vậy đã dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật. - Chất lượng xét xử chưa cao, đa phần các vụ án không được giải quyết dứt điểm một lần. Tại Tòa án cấp tỉnh cũng như tại TAND tối cao, tỉ lệ y án chỉ xấp xỉ 50%. Trên một nửa số bản án bị sửa chữa và khoảng 10% số bản án bị Tòa án cấp trên hủy bỏ để điều tra và xét xử lại. Số vụ kiện đền bù, GPMB khi thu hồi đất kéo dài nhiều năm vẫn còn chiếm đa số.

Trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án, vẫn còn một số trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng: xác định sai tư cách tham gia tố tụng của đương sự, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng quy định nên dẫn đến bản án, quyết định bị Tòa án cấp trên sửa hoặc hủy để xét xử lại. Ngoài ra còn tồn tại việc điều tra, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ và đánh giá chứng cứ chưa chính xác. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, việc cung cấp chứng cứ thuộc trách nhiệm của các bên đương sự, trong trường hợp cần thiết Tòa án có quyền điều tra bổ sung. Tuy nhiên trên thực tế, để giải quyết đúng vụ án Tòa án thường phải tiến hành điều tra để củng cố thêm chứng cứ có trong vụ án. Bên cạnh những trường hợp đương sự cố tình gây khó khăn cho công tác điều tra, thu thập chứng cứ thì cũng có những Thẩm phán tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ không đầy đủ dẫn tới việc lập hồ sơ không chặt chẽ nên đã ra bản án không chính xác. Mặt khác, cũng không ít trường hợp bản án, quyết định bị sửa, hủy do lỗi của Thẩm phán trong việc đánh giá chứng cứ chưa toàn diện hoặc không đúng.

- Theo quy định của Hiến pháp thì hệ thống tư pháp có quyền phán quyết độc lập với bộ máy hành chính cùng cấp nhưng trong thực tế lại không

xây ra như vậy. Trong thực tế giải quyết các vụ án hành chính, TAND cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) rất khó quyết định UBND cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) bị thua kiện.

- Việc áp dụng pháp luật của UBND các cấp còn có tình trạng tùy tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều điểm đổi mới của LĐĐ năm 2003 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây. UBND các cấp chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân không tin vào bộ máy hành chính ở địa phương, không tin vào quyết định hành chính của địa phương, luôn mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.

Ở một số địa phương, Đảng ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo đến việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân ngay từ nơi phát sinh khiếu tố, còn khoán trắng cho các cơ quan chức năng. Một số vụ việc đã phát hiện sai phạm nhưng việc giải quyết chưa kịp thời, nghiêm minh, còn biểu hiện tránh né, đùn đẩy giữa các cấp, các ngành. Trong một vài trường hợp, cán bộ UBND thiếu tôn trọng và hiểu biết về pháp luật, ra những quyết định trái pháp luật, gây bất bình trong nhân dân.

- Cơ chế chuyển phần lớn việc giải quyết khiếu nại về địa phương có ưu điểm là tăng cường trách nhiệm giải quyết cấp có thẩm quyền quản lý đất đai nhưng lại có nhược điểm là không đáp ứng được nguyện vọng của người có đơn khiếu nại là muốn được cấp có thẩm quyền ở Trung ương ra quyết định cuối cùng để bảo đảm tính khách quan. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương ngày càng tăng.

- Cơ chế chuyển toàn bộ vụ việc TCĐĐ có giấy tờ sang TAND, khuyến khích chuyển khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sang khởi kiện lên tòa án hành chính có ưu điểm là nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền nhưng lại bất cập ngay với thực tế giải quyết của TAND do

trình độ chưa cao, thiếu nhân lực và TAND chưa thực sự độc lập với cơ quan hành chính cùng cấp.

- Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên tục thay đổi từ thời chiến sang thời bình, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Để giải quyết cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu, làm việc chuyên trách, có trách nhiệm cao, biết làm một công bộc của dân.

Hoạt động giải quyết các tranh chấp ở các cơ quan khác cũng gặp nhiều khó khăn, có nhiều trường hợp các bên đồng ý với cách giải quyết của UBND nhưng lại không đồng ý với cách giải quyết của Tổng cục Địa chính, nên tiếp tục khiếu kiện đến Thanh tra Nhà nước. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, giải quyết đơn thư còn chậm, gây thắc mắc trong nhân dân. Nhiều vụ do không giải quyết kịp thời đã dẫn đến việc làm manh động trong nhân dân. Có nhiều trường hợp đi khiếu kiện tập thể hoặc bị kẻ xấu kích động gây rối.

Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có chủ trương giải quyết cụ thể để làm căn cứ pháp luật cho các cấp, các ngành xem xét giải quyết. Như vậy, trong lúc Nhà nước chưa giải quyết kịp thời, thỏa đáng cho nhân dân, thì vẫn tiếp tục khiếu kiện và ngày càng gay gắt hơn.

Tiểu kết chương 2

Trong bối cảnh cải cách tư pháp và cải cách hành chính ở nước ta hiện, Nhà nước luôn đặt vấn đề giải quyết một cách dứt điểm những tranh chấp, đơn thư khiếu nại của nhân dân. Giải quyết TCĐĐ liên quan đến đền bù, giải tỏa là một công việc khó khăn và nhạy cảm.

Cùng với những thành tựu đạt được, thực trạng vấn đề thu hồi đất, đền bù, giải tỏa ở các tỉnh, thành phố trên cả nước còn nhiều hạn chế, những tồn tại này bắt đầu từ khâu quản lý, sử dụng đất đai của các cấp chính quyền cho

đến khâu tổ chức thực hiện: Nhiều dự án chưa công khai, chưa minh bạch trong việc lập phương án thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (kể cả việc công khai văn bản chủ trương thu hồi đất, văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư); công tác cấp GCN QSDĐ thực hiện chậm ở nhiều địa phương gây khó khăn cho việc thu hồi đất làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của NSDĐ khi bị thu hồi đất. Trong các dự án, nhiều hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp nhưng do chưa có các tiêu chí để xác định "đất sử dụng ổn định", đất liền kề, đất vườn... nên chưa được cấp có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ. Vì vậy, họ không được hưởng chính sách bồi thường theo quy định của pháp luật; giá đất áp bồi thường quá thấp không đủ để người dân tái tạo cuộc sống... Để đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, GPMB cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và các dự án khác trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi phải có những giải pháp đổi mới mang tính đột biến trong giải quyết các vụ việc về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu kiện liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù và giải tỏa. Thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)