b) Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của TAND
2.2.2. Công nhận nguồn gốc đất
Tuyến đường liên tỉnh 75B đi qua địa phận 3 xã: Quang Lãng, Tri Thủy, Phúc Tiến (huyện Phú Xuyên) được cải tạo, nâng cấp và mở rộng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân ở các địa phương. Tuy nhiên,
việc thi công công trình lại đang gặp khó khăn do vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhân dân xã Phúc Tiến xung quanh việc xác định nguồn gốc đất làm cơ sở để đền bù, GPMB.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Phúc Tiến, bám theo trục đường 75B đoạn đi qua xã có hai thôn An Khoái và Phúc Lâm. Người dân hai thôn này "đóng đô" ở đây từ trước những năm 1990, trong đó thôn Phúc Lâm được Ủy ban nhân dân xã cấp đất giãn dân, còn phần lớn người dân thôn An Khoái tự ý lấp ao đầm, vượt nền xây dựng nhà ở. Năm 1991, tỉnh Hà Tây (cũ) được tách ra từ tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), nhưng đến năm 1993, 1994, xã Phúc Tiến vẫn áp dụng Quyết định 135 của tỉnh Hà Sơn Bình về việc xử lý lấn chiếm đất, tự ý thu tiền của các hộ dân trong khi chưa có quy hoạch, chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Khi thu tiền, xã chỉ đưa cho người dân một biên lai ghi số tiền đã nộp với lý do chung chung như: "Thu đền bù đất đai", "Lệ phí bồi thường đất" và không có giấy tờ, sổ sách nào thể hiện số diện tích bao nhiêu, đất ở vị trí nào. Trong những năm qua, các hộ dân ở thôn An Khoái nhiều lần bị Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên cưỡng chế giải tỏa với lý do vị trí các hộ đang ở vi phạm hành lang đường 75B và hành lang sông Lương. Tuy người dân luôn khẳng định là họ được cấp đất giãn dân tại đây nhưng đến nay đã gần 20 năm, hầu hết các hộ dân sống ở khu vực này vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trước thực tế này, các cơ quan chức năng và huyện Phú Xuyên đã tổ chức nhiều cuộc họp để đánh giá hiện trạng, xem xét việc quy hoạch cho các hộ dân thôn An Khoái, nhưng đến nay cũng chưa kết luận rõ ràng. Các hộ dân vẫn bị coi là ở trên đất "nhảy dù" và trong những lần đo vẽ bản đồ vào các năm 1992, 2002, những hộ này cũng chưa được điểm tên. Gần đây nhất, ngày 29/07/ 2008,
xã Phúc Tiến đã có văn bản đề nghị huyện Phú Xuyên giao đất ở cho 162 hộ thôn An Khoái, song vẫn chưa được giải quyết.
Điều trên dẫn đến là: cùng chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, cùng thời điểm xây dựng nhà nhưng nhiều hộ thuộc các xã khác được nhận tiền đền bù với mức giá 1.500.000đ/m2
; trong khi đó, hầu hết các hộ dân ở thôn An Khoái và Phúc Lâm của xã Phúc Tiến chỉ được nhận mức hỗ trợ là 17.000đ/m2. Chính vì có 2 mức bồi thường khác nhau này nên nhiều người dân xã Phúc Tiến đã nghi ngờ cách làm việc của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú Xuyên [Báo Hà Nội mới ngày 3/12/2008].
Giải đáp thắc mắc này, UBND xã Phúc Tiến đã mời lãnh đạo xã qua các thời kỳ cùng họp bàn để làm rõ nguồn gốc đất của các hộ dân ở hai thôn An Khoái, Phúc Lâm và đã có kết luận: Trong số các hộ dân có đơn khiếu kiện, thì 18 hộ dân chiếm dụng vào hành lang đường và chưa được đo vẽ vào bản đồ của xã năm 1992; 11 hộ đã được đo vẽ vào bản đồ năm 1992, nhưng phần mở rộng vẫn nằm trong hành lang đường nên các hộ chỉ được nhận tiền hỗ trợ.
Nhiều hộ dân ở xã Tri Thủy, Quang Lãng có vị trí nhà gần tương đồng với các hộ dân ở thôn An Khoái và Phúc Lâm đã được cấp GCN QSDĐ nên được nhận tiền đền bù, còn nhiều hộ dân ở xã Phúc Tiến chỉ được nhận tiền hỗ trợ. Do vậy, đến nay vẫn còn khoảng 30 hộ không chịu nhận tiền và liên tục có đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng, đề nghị xem xét lại việc bồi thường.
Dự án đường 75B là công trình thuộc Tiểu dự án 3, được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tháng 07/2007 với tổng mức đầu tư 21 tỷ đồng, trong đó 16 tỷ đồng dành cho xây lắp, số còn lại phục vụ cho công tác GPMB. Do dự án nằm trong thời hạn gia hạn nên thời điểm giải ngân chỉ được đến ngày 31/12/2008, vì vậy đường 75B buộc phải hoàn thành trước ngày 30/11/2008 để quyết toán công trình. Ngày 10/01/2008, công trình bắt đầu được thi công và để hoàn thành đúng tiến độ, nhiều đoạn đường vừa phải GPMB, vừa thi công.
Do không đồng ý với phương án đền bù, hỗ trợ như đã nêu ở trên, nhiều hộ dân thôn An Khoái và Phúc Lâm phản đối, không cho đơn vị thi công làm. Đến ngày 25/11/2008, toàn tuyến vẫn còn khoảng hơn 400 m thuộc 2 xã Quang Lãng và Phúc Tiến bị "mắc", buộc UBND huyện Phú Xuyên phải tổ chức lực lượng bảo vệ mặt bằng để đơn vị thi công tiến hành công việc. Khó khăn này khiến nhiều đoạn đường có thể không được mở rộng như thiết kế.
Điều này cho thấy công tác quản lý đất đai của một số địa phương chưa chặt chẽ, gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp (thông quan việc được nhà nước cấp GCN QSDĐ) làm cơ sở cho việc lập phương án bồi thường hỗ trợ GPMB và chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân. Hậu quả là những bức xúc của người dân khi nhận được tiền đền bù GPMB thiếu công bằng và những thiệt hại nặng nề về tài chính mà dự án phải gánh chịu.
Tuy nhiên, trong điều kiện ở nước ta hiện nay để tiến hành cấp GCN QSDĐ đòi hỏi là việc sử dụng đất phải phù hợp quy hoạch, có bản đồ địa chính; nhưng cả quy hoạch sử dụng đất, cụ thể là quy hoạch sử dụng đất chi tiết lẫn hệ thống bản đồ địa chính tại các địa phương vẫn chưa được hoàn thiện, phủ kín địa bàn. Nơi có thì đã lạc hậu, nhiều sai lệch, không kịp thời cập nhật. Nơi thì thiếu, thậm chí chưa có. Vì vậy, các địa phương không thể tiến hành cấp GCNQSDĐ một cách đại trà mà chỉ có thể xem xét cấp cho từng trường hợp theo nhu cầu, nhưng vẫn phải mất thời gian xác minh, đo vẽ lại.
Từ những vướng mắc xung quanh xác định nguồn gốc đất, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ ra đời đã giải quyết được vấn đề QSDĐ và cấp GCN trên tinh thần kế thừa và đổi mới. Nghị định đã phân tích từng trường hợp để có những quy định đi sát với thực tế. Để xác định được mục tiêu "sử dụng đất ổn định" theo đúng tinh thần của LĐĐ năm 2003, tại mục a khoản 1 Điều 3 của nghị định nêu rõ: "Đất sử dụng ổn định là đất đã được sử dụng liên tục cho một mục đích chính nhất định kể từ thời
điểm bắt đầu sử dụng đất". Theo nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì trong đền bù GPMB cần quán triệt quan điểm:
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào thì sẽ bồi thường như vậy. Điều kiện như nhau thì phải bồi thường như nhau. Đây là việc làm nhằm hạn chế tình trạng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bồi thường một mức, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bồi thường kiểu khác [33].
Những điểm mới trong Nghị định số 84/2007/NĐ-CP đã phát huy cao độ tính công bằng và minh bạch trong quản lý đất đai. Còn đối với NSDĐ, thực chất GCN QSDĐ chỉ là một văn bản pháp quy mà họ "mong mỏi" có trong tay để an tâm về QSDĐ của mình, để chắc rằng Nhà nước đã thừa nhận và bảo vệ quyền của họ. NSDĐ chưa có GCN QSDĐ thì không có nghĩa họ không phải là NSDĐ hợp pháp. Quan hệ pháp luật đất đai vẫn đã phát sinh và Nhà nước vẫn đã thừa nhận tư cách của NSDĐ trước cả thời điểm họ được cấp GCN bằng những quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, bằng những giấy tờ hợp lệ chứng minh, bằng sự công nhận việc NSDĐ nhận quyền hợp pháp từ người khác.
2.2.3. Quy hoạch "treo", dự án "treo" và quyền sử dụng đất
Trong khi đất đai được coi là "vàng" thì đang có tới 1.649 khu quy hoạch với diện tích 344.665 ha đang ở diện quy hoạch "treo". Cho đến nay, tình hình các dự án "treo" cũng không được cải thiện hơn. Tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo" vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, gây bức xúc cho người dân. Cùng với quy hoạch "treo", dự án "treo" cũng không hề kém cạnh: 61 tỉnh đã có 1.206 dự án với diện tích 132.463 ha thuộc diện "treo" [6, tr. 13].
Điều đặc biệt là quy hoạch "treo" đã khiến cho nhiều quyền công dân của người dân trong khu vực quy hoạch cũng bị hạn chế, thậm chí vô hiệu hóa. Vì thế người dân trong khu quy hoạch mới khổ và lãnh đạo địa phương cũng thấy, cũng muốn xóa, nhưng khó xóa.
Dưới đây là một một ví dụ điển hình về tình trạng quy hoạch "treo".
Trên diễn đàn: Quy hoạch “treo”, dự án “treo” - diễn đàn này nằm trong các
hoạt động thực hiện Quyết định số 1013/QĐ-BTNMT ngày 02/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư có bài viết:
Dự án Công viên Hồ Ba Mẫu đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép sử dụng đất thuộc khu hồ Ba Mẫu số 5556 UB/XDCB ngày 22/12/1990. Ngày 24/5/1995 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số 1359 QĐ/UB dành 5184,8 m2 đất thuộc khu vực hồ Ba Mẫu vào mục đích xây dựng khu nhà chia lô để bán cho dân. Thực hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ban Quản lý dự án mới chỉ thực hiện một phần công việc: kè và làm đường một phần lớn quanh hồ, còn bỏ lại một phần phía bắc hồ; khu nhà, đất chia lô đã được bán hết cho 61 hộ dân và Ban Quản lý dự án đã thu được một khoản tiền lớn. Trong khi còn nhiều công việc dở dang thì dự án bị treo cho đến nay [46]. Dự án treo khiến người dân nơi đây lâm vào cảnh khổ cực
- Để thực hiện dự án, một số hộ dân quanh hồ phải di dời để GPMB. Theo quy hoạch, một khoảng đất rộng được tính để xây nhà tái định cư. Thế nhưng, nhà không được xây, khoảng đất này trở thành bãi rác. Không có nhà tái định cư, một số người đã tái chiếm lại những mảnh đất đã được GPMB trước đây, dựng lên những căn nhà tạm lụp xụp. Có người lại dựng hẳn một khu nhà sàn để mở quán ăn hoặc xây nhà cao tầng.
- Đặc biệt tại khu nhà chia lô gồm 61 hộ dân, lối duy nhất dẫn vào khu nhà này là một con đường đất men theo bãi rác không những đã gập ghềnh, ngày nắng thì bụi bặm, ngày mưa thì lụt lội, mà lại còn phải thuê của một người dân. Khu nhà của 61 hộ dân trở thành một "ốc đảo ba không": không đường vào, không tổ dân phố, không dịch vụ vệ sinh đô thị".
- Tại khu vực dự án treo này, các cơ quan chức năng không quản lý chặt chẽ được nên vấn đề an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường không được bảo đảm. Người dân nơi đây đã 16 năm nay đã phải sống một cuộc sống tạm bợ, sống chung với rác, với kim tiêm chích ma túy, nạn trộm cướp, mại dâm. Hằng ngày hơi, khói độc bay lên từ hồ, từ quán ăn, từ những đống rác thải đủ loại được đốt lên một cách tùy tiện.
Nỗi bức xúc của người dân khu hồ Ba Mẫu đã nhiều lần được giãi bày trên các báo An ninh Thủ đô, Hà Nội mới, Tiền phong, Pháp luật... Người dân cũng đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội và cả tới Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước. Còn lãnh đạo thành phố cũng không ít lần phải giải quyết dự án treo này:
- Tháng 8/2002, ông Đỗ Hoàng Ân, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký Công văn số 149/TB-VPUB yêu cầu Giám đốc Sở Giao thông Công chính và Chủ tịch UBND quận Đống Đa tổ chức kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khiến dự án chậm tiến độ. Cuối tháng 8/2002 Sở Giao thông Công chính Hà Nội đã kiểm điểm tiến độ triển khai dự án Công viên Hồ Ba Mẫu và thông báo GPMB để tiếp tục dự án. Sau đó thì... không có thêm một động thái gì nữa và dự án tiếp tục bị treo.
- Tháng 6/2006, người chủ con đường dẫn vào khu 61 căn hộ thông báo kể từ ngày 01/7/2006 không cho đi qua đất của họ nữa. Sau đơn kêu cứu khẩn cấp của 61 hộ dân, một lần nữa ông Đỗ Hoàng Ân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố lại ra Thông báo số 140/TB-UB, ngày 23/6/2006 xác định dự án Công viên Hồ Ba Mẫu là công trình trọng điểm và cấp bách, cần sớm triển khai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết, tập trung lực lượng tổ chức GPMB toàn khu vực. Tuy nhiên cho đến nay, mọi việc vẫn không có tiến triển gì. Ngược lại, đất quanh hồ Ba Mẫu vẫn hằng ngày bị xẻ thịt để mọc lên những căn nhà tầng.
Từ câu chuyện trên, hai trường hợp đặt ra xung quanh vấn đề quy hoạch "treo" ở nước ta hiện nay, đó là:
Trường hợp 1:Quy hoạch lập ra và được triển khai thực hiện. Trường hợp này bắt buộc phải có một hoặc nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn thực hiện quy hoạch. Như vậy quy hoạch gắn với các dự án đầu tư. Sẽ có một số đất bị thu hồi để xây dựng các công trình trong quy hoạch. Tất nhiên những người có đất bị thu hồi sẽ được đền bù. Nếu chính sách đền bù thỏa đáng, người dân chắc chắn sẽ chấp nhận. Trường hợp người dân không chấp nhận, không nên coi là họ phản đối quy hoạch, mà cần xem lại chính sách và cách thức đền bù.
Khi nói tới đền bù là nói tới bù đắp thiệt hại. Vậy thiệt hại của người có đất bị thu hồi gồm những khoản mục gì? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có lời giải rõ ràng và mang tính pháp lý, mặc dù trong văn bản pháp quy hiện nay có nói tới chuyện giá đền bù sát với giá thị trường. Nhưng thực tế triển khai vẫn còn nhiều điều lúng túng, chưa rõ ràng, chưa thống nhất.
Về mặt định tính, phải xác định rằng thiệt hại của người có đất bị thu hồi là rất lớn và nhiều mặt, vì cuộc sống bị đảo lộn. Mà cuộc sống không chỉ là chỗ ở. Hơn nữa cũng không chỉ là khôi phục cuộc sống như trước, mà còn phải nâng cao hơn, coi đó như là một phần thành quả của phát triển mà người có đất bị thu hồi có quyền được hưởng. Nói chung, nếu giải quyết được những vấn đề này thì sẽ không có tình trạng quy hoạch "treo".
Trường hợp 2: Quy hoạch sử dụng đất được thông qua, được công bố, nhưng không gắn với một dự án đầu tư nào. Đến lúc này, chính quyền mới đi tìm nhà đầu tư. Vậy là quy hoạch không có điều kiện triển khai và bị "treo". Nhưng chính quyền địa phương lại lo xa, sợ rằng khi triển khai sẽ gặp những khó khăn, thí dụ phải đền bù giải tỏa lớn, nên quyết định "treo" luôn nhiều quyền công dân của những người sống trong khu vực quy hoạch. Quy hoạch "treo" làm khổ dân bắt nguồn từ đó.
Đến đây một câu hỏi cần đặt ra là nếu chính quyền có thể và có quyền