Các yếu tố để vụ tranh chấp được trung tâm ICSID thụ lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID (Trang 43 - 45)

2.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đầu tƣ tại ICSID

2.1.1. Các yếu tố để vụ tranh chấp được trung tâm ICSID thụ lý

Trước khi Trung tâm ICSID có thể thiết lập một Tòa trọng tài để giải quyết một vụ tranh chấp đặc biệt nào đó, có ba yếu tố quan trọng mà Trung tâm ICSID xem xét là điều kiện tiên quyết để Trung tâm thụ lý vụ tranh chấp ấy đó là:

Thứ nhất, tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp pháp lý phát sinh trực tiếp từ hoạt động đầu tư. Các loại tranh chấp khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của ICSID

Thứ hai, tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát sinh giữa một quốc gia ký kết (hoặc bất kỳ cơ quan, hay tổ chức hợp hiến nào mà quốc gia đó đã thông báo cho ICSID) và công dân (pháp nhân hoặc thể nhân) của một quốc gia ký kết khác, trừ trường hợp áp dụng cơ chế phụ trợ (từ năm 1978, ICSID đã đưa ra quy tắc phụ trợ cho phép Ban Thư ký ICSID xử lý một số loại thủ tục tranh tụng giữa các quốc gia ký kết và công dân nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. Tuy nhiên, giá trị của quyết định giải quyết tranh chấp theo cơ chế phụ trợ chỉ có tính chất khuyến nghị đối với các bên tranh chấp chứ không có tính bắt buộc như phán quyết của Trọng tài ICSID).

Thứ ba, thủ tục Trọng tài ICSID đòi hỏi phải có sự nhất trí của các bên tranh chấp. Về yêu cầu này, cần phải lưu ý rằng: Việc các quốc gia ký kết và phê chuẩn Công ước ICSID không có nghĩa là tranh chấp liên quan đến quốc gia đó tự động phải giải quyết bằng quy tắc của Trọng tài ICSID mà đòi hỏi

phải có thêm một sự nhất trí. Khi một quốc gia tham gia Công ước ICSID, sự nhất trí giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài ICSID có thể được thể hiện dưới các hình thức như: Nhất trí theo từng vụ việc; quy định trong một hiệp định hoặc hiệp ước quốc tế; thể hiện sự nhất trí trong một tuyên bố đơn phương hoặc ghi trong luật của quốc gia.

Một khi các bên đương sự đồng ý thành lập một Tòa Trọng tài thuộc Trung tâm ICSID để giải quyết tranh chấp và Tòa Trọng tài đã được thành lập thì mọi hành vi đơn phương từ chối tham dự quá trình giải quyết của Tòa Trọng tài thuộc Trung tâm ICSID đều trở nên vô hiệu. Nhà nước tiếp nhận đầu tư không thể rút lui (trốn tránh trách nhiệm đền bù) vụ tranh chấp bằng một điều khoản bảo lưu trước đó đối với Công ước, hoặc bằng cách rút lui khỏi Công ước. Điều này được minh chứng bởi một án lệ như sau.

Án lệ: Vụ Alcoa Minerals of Jamaica (USA), Inc kiện Chính phủ Jamaica (Alcoa Minerals of Jamaica, Inc v. Jamaica).

Công ty Alcoa, một công ty của Hoa Kỳ, ký hợp đồng thỏa thuận xây dựng một nhà máy sản xuất nhôm cho chính phủ Jamaica để đổi lấy sự khai thác quặng bauxite tại Jamaica trong thời gian 25 năm (Luật gọi loại hợp đồng này là Hợp đồng đặc nhượng hay thỏa ước đặc nhượng: Contractial concession. Ở đây là một thỏa ước về đặc nhượng hầm mỏ: mining concession). Trong Bản Hợp đồng, hai bên đã đồng ý với điều khoản không tăng thuế cho Alcoa trong thời gian công ty này đang khai thác (25 năm) và cả hai bên đều chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm ICSID nếu như có tranh chấp xảy ra. Cả Hoa Kỳ và Jamaica đều là thành viên của Công ước Washington và Jamaica không tuyên bố các lĩnh vực bảo lưu đối với thẩm quyền của ICSID. Sau đó, công ty Alcoa thi hành đúng thỏa thuận. Năm 1974, Chính phủ Jamaica quyết định tăng mức thuế cho việc khai thác quặng bauxite. Quyết định của Chính phủ Jamaica buộc Alcoa phải chịu một khoản

thuế là 20 triệu USD. Trước đó, nhằm loại bỏ nguy cơ bị kiện ra Trung tâm ICSID, Chính phủ Jamaica đưa lên một danh sách bảo lưu quy định về lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản đến Trung tâm ICSID. Tuy nhiên, công ty Alcoa vẫn tiến hành kiện Chính phủ Jamaica lên Trung tâm ICSID. Jamaica từ chối tham dự phiên tòa dựa trên lý lẽ qua danh sách các lĩnh vực mà quốc gia này bảo lưu đối với ICSID.

Kết quả, Trung tâm ICSID quyết định Trung tâm có thẩm quyền tài phán đối với vụ tranh chấp và việc xét xử vẫn được tiến hành dù không sự tham gia của Jamaica dựa trên các cơ sở sau đây:

a. Thẩm quyền của ICSID đã thừa nhận trong Hợp đồng giữa Alcoa Minerals of Jamaica (USA), Inc và Chính phủ Jamaica dưới hình thức văn bản.

b. Sự đồng thuận vẫn còn hiệu lực ngay tại thời điểm mà vụ tranh chấp được đưa ra trước Trung tâm ICSID;

c. Sự thông báo về sự bảo lưu không ảnh hưởng đến bất kỳ sự đồng thuận nào trước đó.

Trọng tài của Trung tâm ICSID ra quyết định rằng sự bảo lưu của Jaimaica sẽ chỉ được áp dụng cho bản thỏa thuận xảy ra sau ngày bản bảo lưu được đưa lên cho Trung tâm [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài theo cơ chế của ICSID (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)