NHỮNG CAM KẾT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện đầu tư, kinh doanh ở việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 46 - 51)

2.1. NHỮNG CAM KẾT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH: DOANH:

2.1.1. Cam kết về minh bạch hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh:

Ngoài những cam kết về một số điều kiện đầu tư theo Hiệp định TRIMs, điều kiện kinh doanh xuất, nhập khẩu (quyền kinh doanh) và điều kiện đầu tư, kinh doanh trong các một số ngành /phân ngành dịch vụ cũng như chế độ cấp phép trong các ngành này (sẽ được trình bày cụ thể dưới đây), không một Hiệp định nào trong WTO yêu cầu Việt Nam phải đưa ra cam kết tổng thể về Danh mục lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, trong Báo cáo gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành minh bạch hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam cho tất cả các thành viên có quan tâm. Theo đó, ngoài việc mô tả hiện trạng chính sách, pháp luật liên quan đến hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp, các lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư, kinh doanh và thủ tục đầu tư, kinh doanh, Việt Nam đã khẳng định một số nguyên tắc chủ yếu đã được áp dụng trên thực tế như sau:

- Nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm và được quyết định hình thức, địa điểm đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm... trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Danh mục lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện hoặc cấm đầu tư, kinh doanh sẽ được định kỳ rà soát nhằm xác định những quy định còn chồng chéo hay mâu thuẫn để xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ.

- Việc sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ danh mục các lĩnh vực /ngành nghề cấm đầu tư/ kinh doanh hoặc đầu tư, kinh doanh có điều kiện sẽ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ của Việt Nam với WTO, kể cả những nghĩa vụ về minh bạch hóa, nghĩa vụ theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam về dịch vụ. Ý kiến của doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Danh mục này trong qúa trình soạn thảo sẽ được công khai hóa phù hợp với Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, Việt Nam đã cung cấp cho các thành viên WTO Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, kinh doanh và Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

2.1.2. Cam kết về điều kiện và thủ tục cấp phép trong các ngành dịch vụ:

Về nguyên tắc, các cam kết của Việt Nam liên quan đến chế độ cấp phép chỉ áp dụng đối với các ngành /phân ngành dịch vụ đã được liệt kê trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam. Mặt khác, chế độ cấp phép được cam kết bao gồm cả điều kiện và thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp và cấp phép để thực hiện hoạt động kinh doanh trong các ngành /phân ngành dịch vụ yêu cầu phải có giấy phép (theo ngữ cảnh pháp luật Việt Nam, được hiểu là điều kiện, thủ tục cấp Chứng nhận đầu tư và /hoặc Giấy phép kinh doanh). Theo đó, Việt Nam bảo đảm áp dụng các điều kiện và thủ tục cấp phép theo nguyên tắc không tạo ra các rào cản độc lập về tiếp cận thị trường; cụ thể là:

- Thủ tục và điều kiện cấp phép phải được công bố trước khi có hiệu lực và phải xác định rõ thời hạn để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp phép;

- Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và quyết định việc cấp phép trong thời hạn đã được xác định nêu trên.

- Lệ phí xét hồ sơ xin cấp phép không được tạo ra một rào cản độc lập về tiếp cận thị trường;

- Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ xin cấp phép, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo tình trạng hồ sơ và phải cho biết hồ sơ đó đã đầy đủ hay chưa; hồ sơ được coi là đầy đủ khi đã điền đủ các thông tin phải cung cấp theo quy định; nếu có yêu cầu bổ sung thông tin, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo không chậm trễ cho người nộp hồ sơ và phải nêu rõ những thông tin cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ; người nộp hồ sơ phải có cơ hội để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

- Trường hợp không được cấp phép, người nộp hồ sơ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp phép;

- Trường hợp hồ sơ cần phê duyệt, người nộp hồ sơ phải được thông báo không chậm trễ bằng văn bản sau khi hồ sơ đó đã được phê duyệt;

- Khi bị từ chối cấp phép, người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ mới để sửâ đổi các điều kiện chưa đáp ứng yêu cầu cấp phép đã nêu trong hồ sơ đã nộp trước đó;

- Trường hợp cần kiểm tra để cấp phép hành nghề, cơ quan có thẩm quyền phải ấn định trong thời hạn hợp lý.

2.1.3. Cam kết về hình thức đầu tư (hiện diện thương mại) và điều kiện góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam:

Tương tự như quy định về điều kiện và thủ tục cấp phép, cam kết về vấn đề này cũng chỉ áp dụng đối với các ngành/phân ngành dịch vụ được liệt kê trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam. Theo đó, trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép hiện diện thương mại

tại Việt Nam dưới các hình thức: (i) hợp đồng hợp tác kinh doanh; (ii) doanh nghiệp liên doanh; và (iii) doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Văn phòng đại diện của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép kinh doanh thu lợi nhuận.

Nhà đầu tư nước ngoài không được phép hiện diện thương mại dưới hình thức chi nhánh, trừ khi có quy định khác trong Biểu cam kết (VD: theo Biểu cam kết, Việt Nam đã cho phép thành lập chi nhánh trong các ngành: ngân hàng, luật, nhượng quyền thương mại, chứng khoán, bảo hiểm...).

Trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác hoặc theo sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ không qúa 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Sau 01 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hạn chế nói trên sẽ được loại bỏ, trừ hạn chế đối với ngành ngân hàng và các ngành không được đưa vào Biểu cam kết. Đối với các ngành /phân ngành khác nêu trong Biểu cam kết, tỷ lệ cổ phần nhà đầu tư nước ngoài được phép mua lại của doanh nghiệp Việt Nam phải phù hợp với hạn chế về vốn góp nước ngoài quy định tại Biểu cam kết (nếu có), kể cả những hạn chế về hình thức trong giai đoạn chuyển đổi (nếu có thể áp dụng).

Cho dù có những hạn chế nêu trong Biểu cam kết, song các điều kiện về sở hữu, hoạt động, hình thức pháp nhân quy định tại Giấy phép đầu tư/Chứng nhận đầu tư hoặc các hình thức khác sẽ không hạn chế hơn các điều kiện áp dụng trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO.

2.1.4. Cam kết về điều kiện kinh doanh xuất - nhập khẩu (quyền kinh doanh) doanh)

Theo cam kết với WTO, trừ một số yêu cầu về phạm vi kinh doanh, Việt Nam không áp dụng điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu. Cụ thể, kể từ ngày 11/1/2007, mọi doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đều được quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, trừ một số mặt hàng chỉ được nhập khẩu thông qua doanh nghiệp thương mại do Nhà nước chỉ định (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác chỉ được phép nhập khẩu sau một thời gian nhất định (như gạo và dược phẩm).

Ngoài ra, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam cũng được quyền đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam với tư cách là nhà nhập khẩu đứng tên trong tờ khai hải quan (importer of record).

2.1.5. Cam kết về điều kiện đầu tư theo Hiệp định TRIMs:

Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam đã cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Hiệp định TRIMs. Theo đó, Việt Nam sẽ loại bỏ các yêu cầu sau đây được áp dụng như là điều kiện để cấp phép đầu tư hay là điều kiện để cấp ưu đãi đầu tư, gồm:

- Yêu cầu bắt buộc xuất khẩu đối với một số sản phẩm công nghiệp. - Yêu cầu bắt buộc về thực hiện chương trình nội địa hóa đối với dự án sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, và các mặt hàng cơ khí, điện, điện tử.

- Yêu cầu bắt buộc đầu tư gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án đầu tư nước ngoài chế biến các sản phẩm: sữa, dầu thực vật, mía đường, gỗ.

- Các ưu đãi về thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng cơ khí, điện, điện tử và phụ tùng ô tô [25, Điều 8].

Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết không tái áp dụng các yêu cầu nói trên và các biện pháp khác trái với quy định của Hiệp định TRIMs.

2.1.6. Các cam kết về điều kiện đầu tư và hoạt động trong các KCN, KCX, KCNC và khu kinh tế KCNC và khu kinh tế

Không một Hiệp định nào của WTO quy định các nghĩa vụ cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, theo các nguyên tắc chung của WTO, việc thành lập và hoạt động của các khu kinh tế với các điều kiện và chế độ ưu đãi riêng biệt dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu này có thể làm "méo mó" hoặc phá vỡ tính thống nhất trong chính sách thương mại, thuế quan và thuế nội địa của một nước.

Do vậy, Việt Nam đã cam kết áp dụng các quy định về thành lập và hoạt động của các khu kinh tế cũng như hoạt động của doanh nghiệp tại các khu này phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết về trợ cấp công nghiệp, thuế nội địa và các quy định khác; cụ thể là:

- Không áp đặt điều kiện xuất khẩu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, kể cả KCX.

- Áp dụng thủ tục hải quan và các ưu đãi thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu từ các khu này như quy định đối với hàng hóa nhập khẩu vào khu vực khác (ngoài các khu này) trên lãnh thổ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện đầu tư, kinh doanh ở việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WTO (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)