Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

3.4. Giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật

3.4.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật

Việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm biển thôi là chưa đủ mà cần phải đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm

tra việc chấp hành quy định của pháp luật đảm bảo các quy định được thực thi nghiêm túc như tăng cường phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lượng thanh tra chuyên ngành và thanh tra môi trường để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo tinh thần quy định rõ, minh bạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, kiểm soát hoạt động phòng chống ô nhiễm biển.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật môi trường biển, đảm bảo công tác kiểm tra thường xuyên, liên tục. Chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành và thanh tra môi trường để kiểm soát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Cần sớm thành lập lực lượng pháp chế dân sự (song song với lực lượng hải quân) giám sát việc khai thác tài nguyên vùng ven biển 28 tỉnh và ngoài khơi, lực lượng này sẽ hỗ trợ lớn cho công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm biển.

Ngoài ra, để công tác giám sát, cưỡng chế thực thi các quy định của pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển có hiệu quả cần phải đầu tư kinh phí cho các cơ quan, tổ chức và địa phương có đủ phương tiện lấy mẫu, thiết bị phân tích, giám định các chỉ tiêu môi trường thông thường làm bằng chứng cho việc cưỡng chế thực thi theo đúng các tiêu chuẩn, quy định đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)