Thủ tục ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 43)

2.1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm

2.1.3. Thủ tục ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo thủ

tục sơ thẩm

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 217 BLTTDS quy định: Khi có căn cứ

Tòa án sẽ ra quyết định ĐCGQVADS, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Và điều luật cũng quy định mới về việc Tòa án phải sao chụp và lưu lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo; điều này là cần thiết để làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị sau này. Đồng thời, điều luật này đã rút ngắn thời hạn gửi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp chỉ còn 03 ngày làm việc thay vì 05 ngày làm việc như Bộ luật cũ. Quy định này nhằm đảm bảo tốt hơn quyền kháng cáo, kháng nghị của đương sự và quyền kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định ĐCGQVADS41.

Bên cạnh đó, Tại khoản 2 của điều luật này đã kế thừa tinh thần của quy định về thủ tục đình chỉ đối với một phần yêu cầu, thay đổi địa vị tố tụng tại khoản 2 Điều 218, Điều 219 BLTTDS 2004 đồng thời pháp điển hóa các hướng dẫn của TANDTC tại khoản 1 Điều 24 Nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP. Theo đó, khoản 2 của điều luật này đi theo triết lý Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án nếu đương sự rút toàn bộ yêu cầu tố tụng. Nếu trong vụ án có cả yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì tùy từng trường hợp Tòa án ban hành quyết định ĐCGQVADS hay quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của từng đương sự.

Ngoài ra, BLTTDS 2015 còn bổ sung thêm quy định đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề có liên quan khác. Điểm mới quan trọng này nhằm khắc phục vướng mắc trong trường hợp vụ án đã được xét xử và bản án có hiệu lực thi hành án xong, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo công tác gắn kết giữa công tác xét xử và thi hành án dân sự.42

Ngoài ra, BLTTDS 2015 còn bổ sung thêm quy định đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề có liên quan khác. Điểm mới quan trọng này nhằm khắc phục vướng mắc trong trường hợp vụ án đã được xét xử và bản án có hiệu lực thi hành án xong, đáp ứng yêu cầu về đảm bảo công tác gắn kết giữa công tác xét xử và thi hành án dân sự.42

41 PGS.TS.Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận Khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Tư pháp, trang 540.

42 PGS.TS.Trần Anh Tuấn (Chủ biên) (2017), Bình luận Khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Tư pháp,

trang 540.

TS.Bùi Thị Huyền (Chủ biên) (2016), Bình luận Khoa học bộ luật tố tụng dân sự 2015, NXB Lao động, Trang 297.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)