Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống hóa văn bản pháp luật hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại (Trang 29 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng

1.2.3. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hoạt

hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại

1.2.3.1. Vai trò của pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập

khẩu hàng hoá thương mại

Cũng như pháp luật nói chung, tất cả các ngành luật hoặc các chế định pháp luật đều có những vai trò nhất định trong xã hội và được thể hiện chủ yếu thông qua ba khía cạnh: vai trò chính trị, vai trò kinh tế và vai trò xã hội. Tuỳ thuộc vào chức năng của mỗi ngành luật mà biểu hiện về tầm quan trọng của các vai trò này có thể có sự khác nhau. Trong phần này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích những vai trò nổi bật nhất của Pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, qua đó có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của lĩnh vực pháp luật này trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước.

Vai trò chính trị của pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại

- Thể chế hoá chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng về định

hướng phát triển lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Vai trò

này thể hiện rõ nét thông qua sự thay đổi về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng thời kỳ trước đổi mới và trong giai đoạn đổi mới. Từ sự

chuyển hướng về chính sách, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá đã ra đời. Và sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới, Nhà nước ta đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Nhờ vậy, đường lối, chính sách của Đảng đã được cụ thể hoá thành các quy phạm pháp luật và triển khai sâu rộng trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ như hôm nay.

- Quy định khung pháp lý về tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước trong

lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Vai trò này được thể hiện rõ

nét thông qua hai mục tiêu quan trọng:

 Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước trong hoạt động quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại một cách tinh gọn, hiệu quả.

 Xây dựng một cơ chế đồng bộ để đảm bảo các chính sách, pháp luật được thực thi đúng đắn, hiệu quả theo định hướng của Đảng, Nhà nước.

Để thực hiện được vai trò chính trị này, đòi hỏi hệ thống pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại phải giải quyết có hiệu quả các vấn đề sau đây:

 Xây dựng khung pháp lý về hệ thống, cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

 Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý Nhà nước về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

 Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

 Quy định biện pháp chế tài nhằm đảm bảo hoạt động quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá được thực hiện phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, cả hai biểu hiện của vai trò chính trị đều nhằm một mục tiêu chung là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại thành pháp luật của Nhà nước. Vai trò thứ nhất thực hiện chuyển hoá từ định hướng chung thành các quy phạm pháp luật cụ thể, mang giá trị bắt buộc thi hành bởi quyền lực Nhà nước. Vai trò thứ hai nhằm xây dựng cơ chế điều hành, quản lý, kiểm soát và đảm bảo các quy phạm pháp luật được thực thi đúng đắn, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng đã đề ra. Tóm lại, một cách ngắn gọn, có thể hiểu rằng vai trò chính trị của pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại là thể chế các chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

Vai trò kinh tế của pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại

Bên cạnh vai trò chính trị, pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại còn thể hiện rõ nét vai trò kinh tế ở các khía cạnh sau đây:

- Xây dựng khung pháp lý để các cơ quan Nhà nước tiến hành hoạt động quản lý trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Là công cụ để Nhà nước khắc phục các nhược điểm của nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự phát triển ổn định của quốc gia thông qua việc điều chỉnh linh hoạt các chính sách xuất, nhập khẩu từng thời kỳ; đảm bảo lợi ích hài hoà của các thành phần trong xã hội; và góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước từng bước tăng cường hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng hành lang pháp lý để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể thực hiện quyền xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại; là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

-Cũng thông qua pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá, Nhà nước có thể chủ động thực thi một cách đúng đắn các chính sách bảo hộ mậu dịch thương mại nhằm hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Vai trò xã hội của pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

Như đã phân tích ở phần trên, bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội này thể hiện ở việc pháp luật chính là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước, nhưng cũng là để phục vụ lợi ích của xã hội. Tùy thuộc vào từng thể chế chính trị, hình thức Nhà nước mà bản chất xã hội của pháp luật được thể hiện ít hay nhiều. Đặc biệt, là một Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì bản chất xã hội của pháp luật Việt Nam được đặc biệt xem trọng. Do vậy, mặc dù là một ngành luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế, nhưng pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại vẫn thể hiện rõ nét vai trò xã hội của mình thông qua các dấu hiệu:

-Pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại phải đảm bảo hài hoà lợi ích của mọi thành phần trong xã hội, mà mục tiêu cao nhất là giúp người tiêu dùng trong nước tiếp cận hàng hoá giá rẻ và giúp nhà sản xuất trong nước tiêu thụ được sản phẩm giá cao.

-Nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động xuất, nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá quan trọng, thiết yếu nhằm đảm bảo ổn định xã hội.

-Thông qua pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, Nhà nước có thể chủ động khuyến khích hay hạn chế việc xuất nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá nhất định, đặc biệt là hạn chế hoặc cấm nhập khẩu các sản phẩm không phù hợp với môi trường văn hoá, giáo dục và đạo đức Việt Nam, góp phần định hướng tiêu dùng cho người dân và giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá quốc gia.

-Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay thì vai trò xã hội của pháp luật hải quan còn thể hiện thông qua việc hạn chế xuất, nhập khẩu các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường; hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô nhằm đảm bảo một sự phát triển bền vững cho các thế hệ tương lai chứ không thể đánh đổi sự phát triển bằng mọi giá.

1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập, khẩu hàng hoá thương mại

Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định:

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao

động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng

hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Vì Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được xây dựng trên cơ sở thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, và pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại cũng không phải là một ngoại lệ. Do vậy, có thể khẳng định nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại chính là đường lối kinh tế đối ngoại do Đảng khởi xướng trong từng giai đoạn cụ thể. Mặc dù vậy, việc đề ra chủ trương, đường lối của Đảng phải dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia chứ không thể thực hiện một cách chủ quan, tuỳ tiện. Có thể nhận thấy rằng, việc xây dựng pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong từng thời kỳ bị chi phối bởi một số yếu tố sau:

- Nhu cầu phát triển kinh tế đất nước: đây là nhân tố ảnh hưởng

trải qua nhiều giai đoạn và trong từng giai đoạn có thể có những định hướng và mục tiêu khác nhau, từ đó dẫn đến chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Mặc khác, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhu cầu và năng lực sản xuất của nền kinh tế trong nước, mà nhu cầu và năng lực này có thể biến đổi theo thời gian. Do vậy, từ tình hình thực tiễn của từng giai đoạn mà Nhà nước sẽ đề ra những chính sách chiến lược về xuất, nhập khẩu cụ thể, từ đó tác động trực tiếp đến công tác xây dựng và thực thi pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

- An ninh quốc gia: Theo cách hiểu truyền thống, an ninh ninh quốc gia

là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Với khái niệm này, an ninh quốc gia mang bản chất chính trị rõ nét. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề an ninh quốc gia được hiểu không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực quốc phòng, chính trị mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá,… hoặc chậm chí trong phạm vi một vấn đề như an ninh năng lượng, an ninh lương thực,… Trong phạm vi bài viết này, an ninh quốc gia được hiểu theo nghĩa rộng.Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia sẽ trực tiếp tác động đến đường lối kinh tế đối ngoại của đất nước, từ đó ảnh hưởng đến công tác xây dựng và thực thi pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

- Ổn định xã hội: Bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng phải tính đến

những tác động xã hội của nó. Một chính sách kinh tế không thể thành công nếu gây ra những tác động tiêu cực (dù là vật chất hay phi vật chất) cho xã hội. Quản lý xuất nhập, khẩu hàng hoá thương mại cũng không nằm ngoài

quy luật đó. Bên cạnh nhu cầu phát triển kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá phải tính đến những tác động của nó gây ra cho đời sống văn hoá, xã hội, nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của mọi thành phần trong xã hội, nhất là thành phần dân cư có thu nhập thấp. Từ đó xây dựng những chính sách, quy phạm pháp luật cụ thể đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu phát triển xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, vừa duy trì sự ổn định xã hội, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống của dân tộc.

- Phát triển bền vững: Hiện nay, phát triển bền vững đang là vấn đề

cấp bách và đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Vấn đề phát triển bền vững chủ yếu được đề cập trên các khía cạnh:

 Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu.

 Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường nghiên cứu, phát triển các nguyên vật liệu nhân tạo nhằm thay thế nguồn tài nguyên thiên nhiên. Không thể phủ nhận nhu cầu phát triển bền vững đã tác động trực tiếp đến chính sách kinh tế của các quốc gia, trong đó có chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá thương mại, cụ thể như:

 Hạn chế sản xuất, xuất, nhập khẩu hàng hoá tác động xấu đến môi trường, từ đó hình thành thói quen và ý thức tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường cho người dân.

 Hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, nâng cao công nghệ nhằm sử dụng có hiệu quá và tăng cường giá trị gia tăng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên.

 Khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm, các nguồn nguyên vật liệu sạch, thân thiện với môi trường,…

Tất cả các chính sách này sẽ là định hướng để Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm phát luật về xuất, nhập khẩu hàng hoá. Do vậy, nó cũng

chính là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.

Bên cạnh các yếu tố đã phân tích, yếu tố chính trị cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và thực thi pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá thương mại. Yếu tố này ảnh hưởng khá mạnh đến chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ bao cấp. Tuy nhiên, bước sang thời kỳ đổi mới, với chủ trương hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì vai trò của yếu tố chính trị trong chính sách phát triển kinh tế ngàycàng trở nên mờ nhạt. Bằng chứng là chúng ta đã từng bước bình thường hoá quan hệ với nhiều quốc gia và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nền kinh tế có thể chế chính trị khác biệt như Liên minh Châu Âu, Nhận Bản, Hàn Quốc,…

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT HẢI QUAN ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THƯƠNG MẠI

2.1. Một số chế định pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại

Trong khoa học pháp lý, chế định pháp luật (hay còn gọi là định chế pháp luật hoặc chế định) là khái niệm được dùng để chỉ tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật 9. Chế định pháp luật có thể hiểu theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lý của thực tại xã hội, nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lý. Trong phạm vi bài viết này, chế định pháp luật được sử dụng theo nghĩa hẹp.

Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định pháp luật có một đặc điểm riêng nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại và thống nhất với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống hóa văn bản pháp luật hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại (Trang 29 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)