5. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan điều
3.2.2. Định hướng công tác hệ thống hoá văn bản pháp luật hải quan về
về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong thời gian tới
Để có thể đưa ra những định hướng về công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, thiết nghĩ, trước hết chúng ta cần có những đánh giá sơ bộ về những thuận lợi và khó khăn của công tác hệ thống hoá, từ đó có thể đề xuất những định hướng nhằm giảm thiểu những khó khăn, trở ngại và có thể tận dụng tốt nhất các ưu thế, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hệ thống hoá pháp luật.
3.2.2.1. Thuận lợi và khó khăn
Xuất phát từ thực trạng về hành lang pháp lý và thực tiễn hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại ở nước ta trong thời gian qua, chúng ta có thể rút ra một số điểm thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng Bộ pháp điển trong thời gian tới, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác hệ thống hoá các văn bản pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại:
Thuận lợi:
- Tiếp thu kinh nghiệm thế giới: xây dựng bộ pháp điển không phải là vấn đề mới và đã được nhiều quốc gia tiến hành trong thời gian qua và bước đầu đã đạt được một số thành tựu. Điều này cho chúng ta một hoàn cảnh khá thuận lợi, có thể tiếp thu kinh nghiệm của các nước, khắc phục những khó khăn, trở ngại trong quá trình pháp điển hoá mà các nước đã trải qua, từ đó có thể rút ngắn thời gian thực hiện Bộ pháp điển.
- Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho công tác xây dựng Bộ pháp điển và Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về tiến độ triển khai thi hành Pháp lệnh về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; hoàn thiện cơ chế, điều kiện cơ sở vật chất cho công tác pháp điển.
- Đã có sẵn nhiều cơ sở dữ liệu về hệ thống văn bản pháp luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại như: hệ thống cơ sở dữ liệu của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan,… và các công trình tập hợp, rà soát quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành. Khai thác các dữ liệu sẵn có này sẽ giúp công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hànghoá thương mại có thể rút ngắn được thời gian và nâng cao đáng kể chất lượng thực hiện.
Khó khăn:
- Giá trị pháp lý của Bộ pháp điển chưa được công nhận như một văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được xem như một tác phẩm tập hợp tất cả các quy phạm hiện có theo một trật tự nhất định nhằm đơn giản hoá việc tra cứu. Điều này ít nhiều hạn chế giá trị sử dụng của Bộ pháp điển và có nguy cơ ảnh hưởng đến động lực cũng như tính nghiêm túc, cẩn trọng trong quá trình xây dựng bộ pháp điển. Mặt khác, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, nếu không công nhận Bộ pháp điển có giá trị như một văn bản quy phạm pháp luật và xác định rõ ràng thứ bậc giá trị của Bộ pháp điển thì có thể dẫn đến tình trạng sau khi Bộ pháp điển được thông qua, các cơ quan nhà nước lại ban hành các văn bản chỉnh sửa thiếu thống nhất với Bộ pháp điển, gây phức tạp cho công tác pháp điển và ít nhiều giảm thiểu ý nghĩa của công tác pháp điển.
- Pháp điển hoá về hình thức còn là vấn đề mới ở Việt Nam, vì vậy có thể chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng Bộ pháp điển, có thể là khó khăn về cơ chế, thủ tục thực hiện; khó khăn về kỹ thuật thực hiện.
- Pháp luật hiện hành chỉ quy định về pháp điển hình thức, cách thức này chưa giải quyết triệt để việc trực tiếp chỉnh sửa, loại bỏ các quy phạm không phù hợp, bổ sung các quy phạm còn thiếu trong quá trình xây dựng bộ pháp điển; chưa tinh giản được số lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng như chưa giảm thiểu được thủ tục và thời gian trong việc chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
- Số lượng văn bản pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại lớn, tính chất văn bản phức tạp, có mối liên hệ đan xen với nhiều văn bản pháp luật khác nên còn tồn tại nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc thiếu tính khả thi. Tuy nhiên, pháp điển hình thức chỉcho phép loại bỏ các quy định hết hiệu lực, do đó chỉ mới dừng lại ở
việc tạo thuận lợi cho người tra cứu chứ chưa đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
- Hoạt động pháp điển là một quá trình liên tục, lâu dài và đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng về cả thời gian, tài chính và nhân sự. Đặt biệt, trong bối cảnh Nhà nước đang thực hiện yêu cầu giảm chi tiêu ngân sách, tinh gọn bộ máy quản lý thì những vấn đề này cũng là một trở ngại lớn.
3.2.2.2. Định hướng công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất,
nhập khẩu hàng hoáthương mại trong thời gian tới
Trên cơ sở phân tích những điều kiện thuận lợi, cũng như những khó khăn, trở ngại trong quá trình thực hiện hệ thống hoá pháp luật, thiết nghĩ, để tăng cường hiệu quả, công tác hệ thống hoá các văn bản pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, cần xác định một số định hướng sau:
- Trong thời gian Nhà nước chưa thể triển khai xây dựng Bộ pháp điển, các cơ quan hải quan cần chủ động tiếp tục duy trì công tác tập hợp, rà soát lại tất cả các văn bản quy phạm pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại; sắp xếp theo trật tự nhất định để nâng cao hiệu quả tra cứu bằng cách tập hợp văn bản theo từng vấn đề pháp lý cụ thể;
- Tổng cục Hải quan, tuỳ theo điều kiện của mình, có thể chủ động xây dựng và triển khai đề mục của Bộ pháp điển về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại. Điều này có ý nghĩa:
Tạo điều kiện cho ngành hải quan đánh giá đúng thực trạng văn bản pháp luật hiện hành, từ đó kịp thời đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các quy định cần thiết;
Hỗ trợ công tác tra cứu pháp luật cho cán bộ, công chức hải quan, cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm được quyền lợi chính đáng cho người dân;
Ngành hải quan sẽ chủ động tham gia khi việc xây dựng Bộ pháp điển được chính thức triển khai, trong phạm vi ngành mình quản lý;
Có điều kiện thời gian để ngành hải quan kiểm tra tính hiệu quả, khả thi trong việc áp dụng kết quả pháp điển vào thực tiễn đời sống xã hội;
Đơn giản hoá quá trình cập nhật các thay đổi, chỉnh sửa quy phạm pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại;
Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm pháp điển hoá với các cơ quan khác, kịp thời phản ảnh những khó khăn, trở ngại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như kiến nghị xây dựng, hoàn thiện những chính sách, cơ chế, thủ tục và các vấn đề khác liên quan đến công tác xây dựng Bộ pháp điển sau này.
- Tăng cường phổ biến các cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật, các kết quả của công tác tập hợp hoá, pháp điển hoá thông qua các hình thức khác nhau, mà quan trọng nhất là thông qua các trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu tra cứu, tìm hiểu các văn bản pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại.