Đối với công tác pháp điển hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống hóa văn bản pháp luật hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại (Trang 97 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Những giải pháp hệ thống hóa văn bản pháp luật hải quan về

3.3.2. Đối với công tác pháp điển hóa

Từ thực tiễn pháp điển hoá ở các nước, và cả Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy công tác pháp điển có thể thực hiện thông qua hai phương thức:

 Pháp điển thông qua con đường lập pháp thông thường: đây là cách làm tồn tại ở hầu hết các quốc gia. Bằng cách này, các nhà lập pháp sẽ xây dựng, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật mới theo trình tự, thủ tục luật định, bằng cách tổng hợp, rà soát, đối chiếu, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản đã tồn tại trước đó. Cách làm này rất phổ biến ở Việt Nam và sẽ không quá đáng khi nói rằng mọi văn bản luật Việt Nam đều được xây dựng thông qua hình thức pháp điển này và dự thảo Luật Hải quan sửa đổi hiện hành cũng là kết quả của một quá trình pháp điển như vậy. Với cách thức lồng ghép công tác pháp điển vào quá trình lập pháp, việc pháp điển dường như không có một cơ chế, trình tự thực hiện nhất định mà hoàn toàn do các cơ quan được giao trách nhiệm xây dựng dự thảo chủ động quyết định.

 Pháp điển hoá bằng việc xây dựng Bộ pháp điển nhằm hệ thống hoá các quy phạm pháp luật theo một trật tự nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa chính thức thông qua bất kỳ Bộ pháp điển nào mà chỉ mới dừng lại ở việc triển khai thí điểm. Đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn cho tương lai, không chỉ riêng ngành luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại mà cho cả hệ thống pháp luật Việt Nam. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi xin mạo muội đề xuất một số ý kiến, hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong thời gian tới.

Thứ nhất: Đây là ý kiến chung cho vấn đề pháp điển cả hệ thống pháp luật, không chỉ riêng ngành luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, đó là cần xác định rõ giá trị pháp lý của Bộ pháp điển. Quy định pháp luật hiện hành chưa làm rõ vấn đề này. Nếu không trao cho Bộ pháp điển giá trị như một văn bản quy phạm pháp luật, mà chỉ như một “công cụ” đơn giản hoá việc tra cứu thì không cần thiết phải quy định một trình tự thủ tục xây dựng, thông qua phức tạp đến vậy. Hơn nữa, việc không công nhận

Bộ pháp điển có giá trị như một văn bản pháp luật sẽ làm giảm thiếu đáng kể vai trò, ý nghĩa của công tác pháp điển, không giải quyết triệt để một số hạn chế của công tác lập pháp hiện hành như chúng tôi đã phân tích ở những phần trên, từ đó làm giảm động lực và tính nghiêm túc của công tác xây dựng Bộ pháp điển.

Thứ hai: Chính phủ cần khẩn trương ban hành nghị định hướng

dẫn thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm phạm luật, xác định rõ ngành luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại thuộc phạm vi chủ đề nào trong số 45 chủ đề pháp điển quy định tại Pháp lệnh. Đồng thời, xác định rõ vị trí, cấp độ của ngành luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong Bộ pháp điển (xây dựng thành đề mục, phần, chương, mục,…).

Thứ ba: có cơ chế pháp lý đảm bảo các điều kiện cần thiết để ngành

hải quan có thể chủ động xây dựng Bộ pháp điển trong phạm vi ngành mình quản lý, cụ thể như:

- Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục, hình thức, cách trình bày, sắp xếp đề mục, phần, chương, mục điều, khoản của Bộ pháp điển;

- Hoàn thiện điều kiện kỹ thuật, nhất là các phần mềm hỗ trợ để thực hiện nhanh chóng, chính xác hoạt động xây dựng Bộ pháp điển;

- Xây dựng trang thông tin điển tử chuyên biệt cho công tác pháp điển nhằm phổ biến Bộ pháp điển để người dân, doanh nghiệp có nhu cầu tra cứu quy định pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại có thể tra cứu dễ dàng; đồng thời đảm bảo kết nối với các trang thông tin điện tử của ngành hải quan, đảm bảo chongười dân, cán bộ, công chức hải quan có nhiều kênh tiếp cận và tra cứu Bộ pháp điển.

Thứ tư: Đối với Tổng cục Hải quan, trước mắt có thể triển khai thí

- Rà soát, tập hợp tất cả các văn bản pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá để đưa vào Bộ pháp điển; có thể sắp xếp theo từng vấn đề pháp lý cụ thể để thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu và tập hợp các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một (một nhóm) quan hệ pháp luật vào các điều, khoản của Bộ pháp điển.

- Xây dựng cấu trúc Bộ pháp điển theo các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh về Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, phân chia Bộ pháp điển thành phần, chương, mục, điều, khoản. Trong từng phạm vi phải làm rõ những vấn đề pháp lý nhất định. Ví dụ, trong Bộ pháp điển, chúng ta có thể xây dựng vấn đề Thủ tục hải quan thành một phần riêng biệt, trong phần này có thể bao gồm nhiều chương, mục khác nhau, mỗi mục gồm nhiều điều khoản, mỗi điều khoản sẽ làm rõ một vấn đề pháp lý. Giả sử điều khoản về “Hồ sơ hải quan” sẽ tập hợp tất cả các quy định hiện hành về hồ sơ hải quan nằm rải rác ở Luật Hải quan, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các văn bản pháp luật khác, theo thứ bậc từ cao xuống thấp. Điều này giúp cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức ngành hải quan có thể tra cứu, áp dụng pháp luật một cách thuận tiện, dễ dàng và chính xác, nhất là trong trường hợp có sự khác biệt giữa các văn bản pháp luật khác nhau về cùng một vấn đề pháp lý.

- Song song với từng vấn đề pháp lý được thể hiện trong từng điều khoản của Bộ pháp điển, có thể bổ sung phần dẫn chiếu đến các văn bản hướng dẫn, kể cả văn bản hướng dẫn không phải là văn bản quy phạm pháp luật (như Công văn) để người dân, cán bộ, công chức hải quan có thể tìm hiểu rõ hơn về các quy phạm pháp luật, tham khảo ý kiến, quan điểm giải thích, áp dụng pháp luật của các cơ quan Hải quan và cơ quan nhà nước khác thông qua nội dung các văn bản hướng dẫn do họ ban hành. Đồng thời, Bộ pháp điển cũng cần dẫn chiếu đến các phụ lục, các mẫu, biểu,… cần thiết để người

dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức hải quan có thể sử dụng trong quá trình thực hiện xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại cũng như trong công tác quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu.

- Ban hành hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển để người dân có thể hiểu rõ hơn về giá trị, ý nghĩa của Bộ pháp điển, nhất là trong giai đoạn Bộ pháp điển còn chưa được công nhận giá trị như một văn bản quy phạm pháp luật, trong đó giải thích rõ Bộ pháp điển chỉ có giá trị như một công cụ làm đơn giản hoá quá trình tra cứu và áp dụng pháp luật, không phải là căn cứ pháp lý được viện dẫn khi các bên xác lập giao dịch. Do vậy, người dân phải hiểu rằng tra cứu Bộ pháp điển là thông qua nó để biết quy phạm đó nằm ở văn bản quy phạm pháp luật nào, và văn bản pháp luật này mới chính là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hành vi của họ, nên trong các giao dịch, các bên liên quan phải viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ pháp lý chứ không phải là các điều, khoản của Bộ pháp điển.

- Dù là hoạt động triển khai thí điểm và do tính chất kéo dài của công tác pháp điển, Tổng cục Hải quan có thể công bố từng phần kết quả xây dựng Bộ pháp điển để người dân có thể nhanh chóng thụ hưởng những lợi ích do công tác pháp điển mang lại mà không nhất thiết phải đợi đến giai đoạn hoàn thành. Hơn nữa, Bộ pháp điển chỉ có tính chất tham khảo, là công cụ đơn giản hoá việc tra cứu chứ không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không cần phải quá tập khắt khe trong việc phổ biến Bộ pháp điển đến người dân, cả trong quá trình đang triển khai, thực hiện.

- Hoàn thiện mạng thông tin kết nối giữa cơ quan hải quan địa phương và Tổng cục Hải quan, đảm bảo kết quả pháp điển đều được phổ biến kịp thời đến các cơ quan hải quan cấp dưới để tạo điều kiện mở rộng phương tiện, kênh tra cứu cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức ngành hải quan, nhất là khi nhu cầu tra cứu pháp luật về xuất, nhập khẩu hàng hoá

thương mại hiện nay là rất lớn và mang lại giá trị thiết thực, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, mọi giải pháp chỉ có thể phát huy hiệu quả khi có công tác tổ chức thực hiện tốt, nhất là khi các cơ chế thực hiện hệ thống hoá còn chưa được đầy đủ, rõ ràng như hiện nay thì đòi hỏi Tổng cục Hải quan nói riêng, ngành Hải quan nói chung phải chủ động, linh hoạt, căn cứ vào tình hình thực tiễn của ngành mình để có những bước triển khai phù hợp. Quan trọng nhất là ngành Hải quan phải nhận thức được nhu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng và những giá trị thiết thực mà công tác hệ thống hoá pháp luật mang lại, đó không chỉ là vì quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, mà trước hết, đó là điều kiện quan trọng để ngành hải quan thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu của mình. Có như vậy, mới hy vọng có những chuyển biến nhanh chóng, tích cực trong công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Hệ thống hoá pháp luật là một hoạt động cần thiết để tăng cường khả năng giám sát chất lượng hệ thống pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chỉnh sửa, bổ sung pháp luật, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cửa hệ thống văn bản pháp luật. Ở một khía cạnh khác, thực hiện tốt công tác hệ thống hoá pháp luật có thể giúp cán bộ, công chức ngành hải quan và người dân tiếp cận, tra cứu và áp dụng pháp luật một cách dễ dàng và chính xác hơn. Do vậy, đây là một xu hướng tất yếu mà Việt Nam đang hướng đến.

Nhìn chung, luận văn này đã mang lại một số kết quả như sau:

Thứ nhất: Luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản về công tác hệ

thống hoá pháp luật, cũng như vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hệ thống hoá pháp luật nói chung.

Thứ hai: Luận văn đã trình bày khái quát những chế định cơ bản của

ngành luật hải quan điều chỉnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về những mặt hạn chế cần tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện.

Thứ ba: Luận văn đã làm rõ thực trạng công tác hệ thống hoá pháp

luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong thời gian qua, những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, từ đo đưa ra định hướng cho công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại trong thời gian tới.

Thứ tư: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu

quả của công tác hệ thống hoá pháp luật.

Luận văn được nghiên cứu với hy vọng góp phần thiết lập và hoàn thiện cơ sở lý luận cho công tác hệ thống hoá pháp luật hải quan về xuất, nhập

luật. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu khá hẹp, cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Ghi chú:

1 Trần Văn Lợi, Một số kinh nghiệm pháp điển của Hoa Kỳ, Cổng thông tin Bộ Tư Pháp.

2 Nguyễn Đình Lộc, Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

3 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, NXB Từ điển Bách Khoa.

4 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt NXB Từ điển Bách Khoa.

5 Nhà pháp luật Việt – Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt NXB Từ điển Bách Khoa

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân.

7 Từ điển tiếng việt, (2003), NXB. Đà Nẵng.

8 Xem thêm Nhà pháp luật Việt – Pháp (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, trang 849, “sources du droit”.

9 http://luat.xalo.vn/thuat-ngu-phap-ly/129514295/Che-dinh-phap-luat.html

10Trường Đại học Luật Hà Nội, (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang 402.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Sách:

1. Bộ Tài Chính (2006), Hướng dẫn quy trình, thủ tục thuế, hải quan, NXB Tài chính.

2. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và

pháp luật, NXB Công an nhân dân.

3. Khải Nguyên (2010), Chính sách thuế mới và quy trình đăng ký, thu, nộp, hoàn thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ và quy

trình thủ tục hải quan, NXB Tài chính.

4. Lê Văn Chấn (2007), Tìm hiểu pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu, NXB Tổng hợp TP.HCM.

5. Luật Thương mại, Luật hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

(2005), NXB Chính trị Quốc gia.

6. Nguyễn Đình Thiêm (2002), Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn

thi hành thủ tục hải quan, phương pháp xác định giá tính thuế, NXB Lao

động Xã hội.

7. Nguyễn Thừa Lộc (2008), Luật Hải quan Việt Nam và Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt

(2009), NXB Tư Pháp.

9. Nhà xuất bản Lao động, (2010), Luậtthuế xuất nhập khẩu 2010 và hướng dẫn mới nhất về thủ tục khai báo hải quan, miễn giảm thuế, hoàn thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

10. Nhà xuất bản Lao động, Chính sách thuế hải quan 2011 dành cho các doanh nghiệp quy định mới về trình tự, thủ tục hải quan đối với hàng hoá

11. Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, (2010), Biểu Thuế -

Biểu Thuế Xuất Khẩu – Nhập Khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu (Áp

dụng đối với các tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với

quan hải quan từ ngày 24/10/2010).

12. Quốc Cường (2011), Chính sách Thuế - Hải quan 2011 dành cho các

doanh nghiệp - quy định mới về trình tự thủ tục hải quan đối với hàng

hoá xuất nhập khẩu, NXB Tài Chính.

Bài viết:

1. Đặng Thị Bình An, Báo cáo rà soát Luật Hải quan 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan (2005), Công ty Luật Leadco.

2. Nguyễn Đình Lộc, Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

3. Nguyễn Thị Bình, Góp ý hoàn thiện pháp luật quản lý thuế, VPLS Leadco. 4. Trần Văn Lợi, Một số kinh nghiệm pháp điển của Hoa Kỳ, Cổng thông

tin Bộ Tư Pháp.

Văn bản pháp luật:

1. Quốc Hội, (2005), Bộ luật Dân sự.

2. Quốc Hội, (1999),Bộ luật Hình sự.

3. Quốc Hội, (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống hóa văn bản pháp luật hải quan về xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại (Trang 97 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)