Bảo đảm tiến độ cho việc phát triển các khu công nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 67 - 69)

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Các khu công nghiệp trên địa bàn từng tỉnh đã có tác động tích cực đến đời sống và chuyển dịch lao động, với nhiều điểm sáng như đời sống nhân dân sau giải tỏa cơ bản được ổn định, đa số chuyển sang ngành nghề thương mại - dịch vụ, mua bán nhỏ, làm nhà trọ cho công nhân và sinh viên thuê và mua đất sản xuất nơi khác... Một bộ phận người dân trong độ tuổi lao động được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc tại khu công nghiệp. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã thu hút được một lượng vốn khá lớn đầu tư vào khu công nghiệp, các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu công nghiệp được triển khai thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp khu công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đi ̣a phương , đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của địa phương . Trước vai trò kinh tế rất lớn của các khu công nghiệp chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể xây dựng khu công nghiệp tại đi ̣a phương . Để có thể xây dựng được các khu công nghiệp đòi hỏi nhiều vấn đề, ngoài vốn, nhân lực, cần có mặt bằng cơ sở hạ tầng. Như vậy để có diện tích đất lớn đòi hỏi công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả. Trong quá trình giải phóng mặt bằng không tránh khỏi những khiếu nại, tố cáo nhất định, chính bởi vậy giải quyết

tốt những khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp tại đi ̣a phương giúp giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.

3.1.3. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương và tăng cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Công cuộc đổi mới ở nước ta trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta có thể cảm nhận được sự phát triển trong từng ngõ ngách của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân ngày một nâng cao, trật tự và kỷ cương xã hội được giữ vững, nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở tốc độ cao so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, chính những biến đổi của tồn tại xã hội đang đặt ra sự cần thiết phải điều chỉnh một cách thích hợp thể chế quản lý trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là trong vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại nhằm phát huy quyền tự do dân chủ của nhân dân, dỡ bỏ các rào cản hành chính, phục vụ tối đa cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương và tăng cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hệ thống pháp luật chưa ổn định và còn thiếu tính đồng bộ, cùng với sự thay đổi về chính sách qua các thời kỳ khác nhau dẫn tới tình trạng khó khăn khi giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, giải phóng và đền bù giải phóng mặt bằng. Trong nhiều trường hợp, việc người dân khiếu nại hoàn toàn không phát sinh từ quá trình quản lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước mà chính từ sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đây có thể nói là vấn đề bức xúc nhất hiện nay và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta cần sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hơn thế nữa trong nhiều trường hợp nếu chỉ căn

cứ vào các quy định của pháp luật để đánh giá tính hợp lý, hợp pháp của quyết định hoặc hành vi hành chính thì việc đánh giá trở nên phiến diện. Bởi lẽ khi hệ thống pháp luật còn có sự trùng lặp, thiếu tính đồng bộ xuất phát từ các yêu cầu của quá trình quản lý, chủ thể quản lý có thể có những hành vi hoặc quyết định hợp lý nhưng chưa hợp pháp, nếu chỉ căn cứ vào chính những quy định của pháp luật. Vì vậy sẽ là hợp lý hơn nếu những khiếu nại đó của người dân trước tiên sẽ được phản ánh đến chính những cơ quan có quyết định hoặc hành vi hành chính để cơ quan này trả lời trên cơ sở cân nhắc toàn diện và tính đến hiệu quả của việc giải quyết đối với trường hợp cụ thể. Mặt khác, thực tiễn quá trình quản lý ở nước ta trải qua các thời kỳ với rất nhiều phong phú, có nhiều việc chỉ đứng trên quan điểm thực tiễn mới xử lý đúng còn nếu áp dụng pháp luật của thời kỳ hiện tại để phán quyết có khi lại không thuyết phục. Chính vì vậy cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và áp dụng một cách hợp lý kinh nghiệm của các nước nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam. Bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính thực trạng thi hành pháp luật trong thời gian qua. Đó là những yêu cầu của quá trình phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật kỷ cương và tăng cường công tác chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)