Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 94 - 99)

nước, tổ chức xã hội, công dân đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Thanh tra, kiểm tra là công việc không thể thiếu. Không có thanh tra kiểm tra coi như không có quản lý vì vậy Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm quản lý sử dụng về đất đai, cần sử dụng bộ máy giúp việc tiến hành thanh tra sử dụng đất nói chung và thanh tra kiểm tra hoạt động khiếu nại về đất đai nói riêng. công tác thanh tra sẽ giúp các cấp thực hiện quản lý nhà nước về đất đai theo dúng quy định của pháp luật. Điều đó sẽ hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý,sử dụng đất, giảm khiếu nại về đất. Mặt khác tiến hành thanh tra kiểm tra kịp thời, nhanh chóng, có hiệu quả, ngăn ngừa được hiện tượng khiếu nại vượt cấp, trên cơ sở đó giữ vững ổn định, tình hình kinh tế chính trị của địa phương, thanh tra kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo còn giúp nâng cao năng lực, trình độ cho cấp dưới, xử lý những vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất, bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp tạo niềm tin cho nhân dân vào pháp luật về hệ thống chính quyền các cấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai tại cấp xã; tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng và giải quyết kịp thời đơn thư phát sinh thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa khiếu kiện đông người, kéo dài; khắc

phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết đơn thư; định kỳ đánh giá rút kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm, hạn chế tiêu cực và vi phạm.

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai tại địa phương; phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; triển khai và thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định tại Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Kiên quyết thu hồi những diện tích đã giao, đã cho thuê nhưng chủ đầu tư không triển khai, triển khai không đúng tiến độ, chủ đầu tư không có năng lực thực hiện dự án.

Cùng với các cơ quan hành chính các cấp, các cơ quan dân cử, Mặt trận, các đoàn thể trong tỉnh cũng đã nâng cao vai trò của mình trong công tác xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, đồng thời tích cực phối hợp giải quyết đơn thư.

Theo chức năng của mình, tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh phải thường xuyên xem xét, đánh giá về tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy và qua theo dõi kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân gửi đến, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã giao cho Ban pháp chế thực hiện nhiệm vụ giám sát việc giải quyết đối với những vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai mà công dân có nhiều bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình giám sát hàng năm, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh cần tổ chức các đợt giám sát về tình hình tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở các địa phương, đơn vị; giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Qua giám sát đã kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, địa phương khắc phục, tháo

gỡ kịp thời những vướng mắc, thiếu sót trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới.

Mặt trận, các tổ chức đoàn thể phải phát huy tốt vai trò của mình trong việc phối hợp tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức hòa giải ở cơ sở, ký kết liên tịch với các ngành trong việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo; một số cấp ủy địa phương đã tập trung chỉ đạo mặt trận, các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền để vận động, giải thích và giải quyết có kết quả những vụ việc khiếu nại, tranh chấp của công dân. Thành lập các tổ hòa giải , bồi dưỡng nghiê ̣p vụ cho hòa giải viên , tuyên truyền viên , báo cáo viên để lực lượng này tham gia, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng như tham gia giải quyết những mâu thuẫn, xung đột ở cơ sở.

KẾT LUẬN

Khiếu nại, là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào" [31]. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định cụ thể hơn trong Luật Khiếu nại - tố cáo.

Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Giải quyết khiếu nại là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tốt khiếu nại góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2006). Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại.

Khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì khiếu nại về đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng

tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung. Tuy nhiên, khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp kéo dài với số lượng ngày càng đông người dân tham gia thì lại là vấn đề rất đáng quan tâm tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh để đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhằm "tháo ngòi nổ" xung đột không để phát sinh trở thành "điểm nóng" gây mất ổn định chính trị, tình hình trật tự an toàn xã hội. Tính phức tạp của việc khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai… mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Việc nghiên cứu, tìm hiểu những khiếu nại đất đai kéo dài dưới khía cạnh những nguyên nhân có tính lịch sử là rất cần thiết không những giúp Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Để có thể giải quyết tốt những khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, với các tổ chức quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại về đất đai có năng lực, trách nhiệm, có đạo đức phẩm chất và bản lĩnh chính trị, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân kiên trì thực hiện các biện pháp nêu trên với sự cố gắng của các cấp, các ngành, với sự lãnh đạo của Đảng cùng những thành tựu tiến bộ về kinh tế, xã hội của đất nước nhất định sẽ giải quyết tốt, có hiệu quả những khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp, đưa công tác quản lý, sử dụng đất vào nền nếp, có hiệu quả cao góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)