Tình hình khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 39 - 53)

Bắc Giang

Thời gian vừa qua, tình hình khiếu nại trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp nói riêng rất phức tạp và đa dạng, diễn ra gay gắt ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang... Quy mô của các vụ khiếu nại từ một cá nhân đến tập thể đông người, từ một vài người đến hàng trăm người.

Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Bắc Giang thì trên địa bàn tỉnh các vụ khiếu nại từ năm 2005 đến năm 2010, cứ năm sau tăng hơn năm trước từ 5 đến 15%. Đặc biệt là trong những năm 2007, 2009, 2010 năm sau tăng hơn năm trước là 15%.

Tính chất của các khiếu nại ngày càng phức tạp hơn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề đất đai tại các khu công nghiệp. Việc khiếu nại có sự tham gia của nhiều tầng lớp dân cư

khác nhau bao gồm cả các cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các đảng viên cũng tham gia khiếu nại. Tính chất khiếu nại còn phức tạp ở chỗ khiếu nại đông người được tiến hành có tổ chức, có bộ phận chỉ đạo điều hành hoặc công khai, hoặc đứng đằng sau.

Nhiều vụ khiếu nại kéo dài, người khiếu nại tập trung đến trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp, các công ty, các doanh nghiệp, thậm chí dựng lều, trại...gây sức ép đối với chính quyền địa phương.

Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên Môi trường năm 2005 tổng số đơn thư khiếu nại của Sở tăng 1,1 lần so với năm 2004, trong đó có 84% đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai, trong đó có khoảng 50% đơn thư khiếu nại của công dân về nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bồi thường chưa thỏa đáng, 35% đơn thư đòi lại đất cũ, tranh chấp đất cũ. Đặc biệt, trong năm có 03 vụ khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp. Hơn 80% các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố là phù hợp với quy định của pháp luật, hơn 10% các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban dân dân các huyện, thành phố phải điều chỉnh, bổ sung, số còn lại là những quyết định giải quyết khiếu nại chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác do Thanh tra sở chủ trì đi thẩm tra, xác minh giải quyết các vụ việc đạt hiệu quả cao.

Cũng theo báo cáo tổng kết của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2006, số đơn thư công dân gửi đến sở là 100 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó số lượt đơn thư do sở tiếp nhận là 38 đơn, số đơn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên - Môi trường là 58 đơn, số đơn của năm 2005 chuyển sang là 4 đơn. Trong năm 2006 Sở đã tiếp 50 lượt công dân, giảm 23 lượt người so với năm 2005, ngoài ra sở đã phối hợp với phòng tiếp dân của Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp 5 đoàn đông người, trong đó có 2 đoàn khiếu nại đông người khiếu nại về công tác bồi thường

giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp thuộc huyện Việt Yên, Hiệp Hòa. Trong năm sở cũng đã tiếp nhận 2 đơn khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp.

Thực tế cho thấy trong những năm 2005, 2006 các dự án của các khu công nghiệp đẩy mạnh quá trình đầu tư, do đó công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn các khu công nghiệp được chú trọng. Tuy nhiên khi tiến hành giải phóng mặt bằng cơ quan nhà nước nhận được những phản ứng khác nhau từ phía người dân. Đa số công dân trên địa bàn ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa tích cực của việc xây dựng các khu công nghiệp, một số khác không đồng tình, ủng hộ chủ trương, chính sách của nhà nước, thêm vào đó là những lý do khách quan khác khiến cho công tác giải phóng mặt bằng của các khu công nghiệp gặp khó khăn, tình trạng khiếu nại còn nhiều.

Riêng trong năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận và xử lý 165 đơn, trong số đơn thư do Sở tiếp nhận là 58 đơn, đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 42 đơn, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 16 đơn, số đơn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao là 102 đơn. Như vậy so với năm 2006, số lượng đơn thư năm 2007 tăng 1, 65%, nội dung chủ yếu khiếu nại về đất đai, trong đó bao gồm cả khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp.

Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp 40 lượt công dân. Trong năm sở cũng nhận 90 đơn, giảm 75 đơn so với cùng kỳ năm 2006, trong đó số đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 18 đơn, đơn thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và môi trường xem xét, tham mưu, giải quyết là 72 đơn, đơn khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp gồm 8 đơn.Sau quá trình xem xét giải quyết thì có 04 vụ việc phải hủy, cải sửa 17 vụ việc, yêu cầu cấp dưới xem xét, giải quyết lại 10 vụ việc. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì số lượng đơn thư năm 2008 giảm so với các năm trước song việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói chung, đất đai

tại các khu công nghiệp nói riêng còn kéo dài, một số việc giải quyết chưa đúng pháp luật dẫn đến phải cải sửa, hủy bỏ gây phức tạp tình hình.

Trong năm 2009, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận 155 lượt đơn khiếu nại về đất đai, tăng 58% so với năm 2008. Trong đó có 46 đơn không thuộc thẩm quyền, 93 đơn thuộc thẩm quyền do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao, 20 đơn thuộc thẩm quyền của sở, 10 đơn khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản xử lý, tham mưu giải quyết được 109/113 đơn, đạt 96,5% số đơn thư thuộc thẩm quyền. Xác định công tác tiếp dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo là trọng tâm nên lãnh đạo sở đã quan tâm chỉ đạo sát sao nên không có vụ việc tồn đọng kéo dài, các vụ việc phát sinh đã được xem xét, tham mưu giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng thời gian, đúng chính sách pháp luật. Tuy nhiên qua kết quả rà soát, phân loại, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo cho thấy chất lượng giải quyết đơn của các huyện còn nhiều hạn chế, việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn chậm và chưa dứt điểm. Đặc biệt việc giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp còn chậm so với quy định so tính phức tạp, chủ yếu là việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.

Năm 2010 tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai có biểu hiện phức tạp hơn. Theo số liệu tổng hợp, năm 2010 lượng đơn thư sở tiếp nhận tương đương so với năm 2009 (năm 2010: 154 đơn, năm 2009: 159 đơn), đồng thời sở đã tiếp 41 lượt người phản ánh 40 vụ việc, 2 đoàn đông người khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp Đình Trám, Vân Trung, 10 đơn khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp. Trong số 154 lượt đơn sở đã nhận có 65 đơn không thuộc thẩm quyền, 89 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của sở và đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Sở đã tham mưu đề xuất biện pháp giải quyết 56/61đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt 91,8%. Trong số những đơn khiếu nại có người rút đơn, có người khiếu nại đúng, nhưng có đến 27 đơn khiếu nại sai. Tình trạng khiếu nại kéo dài, vượt cấp vẫn còn.

Trong tổng số đơn gửi đến, sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung phân loại, giải quyết ngay những trường hợp thuộc thẩm quyền, đặc biệt quan tâm giải quyết nhanh những đơn thư khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp, tránh gây bức xúc, kéo dài. Trong số những đơn gửi đến sở đa phần là những trường hợp khiếu nại lần hai, đã qua cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Những khiếu nại lần đầu thuộc thẩm quyền giải quyết của sở ít. Những khiếu nại không thuộc thẩm quyền đã được sở hướng dẫn đến những cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Những khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp được chú ý đặc biệt, bởi lẽ số lượng đơn thư khiếu nại trong lĩnh vực này ít (chỉ chiếm 4,7% đơn thu khiếu nại về đất đai gửi tới sở) nhưng tính chất của những khiếu nại này hết sức phức tạp, dai dẳng, kéo dài. Qua kết quả phân loại và xử lý đơn cho thấy:

Thứ nhất, số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp gửi đến sở ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước, trong đó các khiếu nại thuộc thẩm quyền của sở rất ít, chủ yếu là khiếu nại lần thứ hai.

Thứ hai, trong số những khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

chủ yếu tập trung vào vấn đề khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, giá đất được bồi thường thấp hơn so với giá thị trường, khiếu nại về hỗ trợ tái định cư cũng liên quan đến giá đất, vị trí quy hoạch tái định cư.

Thứ ba, nội dung viết trong các đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn thể hiện

một cách tiêu cực đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính quyền các cấp ở địa phương, nói chung là có sự ngăn cách khá rõ giữa chính quyền và người dân.

Thứ tư, trong số các đơn thư đã phân tích, có nhiều đơn được cơ quan

hành chính nhà nước chuyển sang cơ quan tư pháp, cơ quan tư pháp lại chuyển sang cho cơ quan hành chính và người dân có đơn không biết phải đến đâu để giải quyết sau vài năm nỗ lực chạy đi chạy lại theo chỉ dẫn của những người có trách nhiệm tiếp nhận đơn.

Thứ năm, trong những quyết định giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, bản án của tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật có nhiều trường hợp không phù hợp với pháp luật; có trường hợp phù hợp với Luật Dân sự nhưng không phù hợp với Luật Đất đai và ngược lại. Tương tự có những quyết định phù hợp với luật này nhưng không phù hợp với luật khác, phù hợp với văn bản hướng dẫn này nhưng không phù hợp với văn bản hướng dẫn khác (giữa Luật Dân sự, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai). Trường hợp này thường xảy ra khi Luật Đất đai công nhận mọi hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng nhận của chính quyền cơ sở trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành nhưng Tòa án nhân dân lại tuyên bố hợp đồng, giấy tờ như vậy không có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự. Như vậy khi tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng, nếu phần đất được xác định thông qua hợp đồng mua bán giữa các bên chưa có xác nhận của chính quyền cơ sở thì áp dụng theo quy định nào của pháp luật?

Thứ sáu, theo quy định của Hiến pháp thì hệ thống cơ quan tư pháp có

quyền phán quyết độc lập với bộ máy hành chính cùng cấp nhưng trong thực tế lại không xảy ra như vậy. Trong thực tế giải quyết các vụ án hành chính, Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh rất khó quyết định Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh bị thua kiện. Đây cũng chính là những bất cập trong giải quyết khiếu nại về đất đai.

2.2.2. Nội dung khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiê ̣p ở tỉnh Bắc Giang Bắc Giang

Khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp chủ yếu là các khiếu nại về bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; khiếu nại về chế độ chính sách hỗ trợ sau khi thu hồi đất công dân thường tập trung đông người, tổ chức thành đoàn đến trụ sở cơ quan tiếp dân hoặc các doanh nghiệp.

Về chính sách trước năm 1993, Nhà nước chưa có chủ trương đền bù giá trị đất mà chỉ đền bù hoa màu, đền bù tài sản khác có giá trị trên đất thu hồi và bố trí đất khác, nếu người sử dụng có nhu cầu nhưng đến nay những

người có đất bị thu hồi khiếu nại đòi đền bù giá trị đất, do trước đây chưa nhận được đền bù kể cả tài sản trên đất. Mặt khác chính sách đền bù giá trị ở từng thời điểm khác nhau, quá trình thực hiện đền bù diễn ra ở những thời điểm giao thời giữa hai chính sách, người đi khiếu nại yêu cầu thực hiện chính sách có lợi hơn như các hộ dân ở xã Hồng Thái, huyện Việt Yên khi giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Đình Trám, khiếu nại còn diễn ra khi người sử dụng so bì giá đền bù giữa hai dự án trên cùng một địa bàn.

Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đông người, người có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống…

Các địa phương tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù thấp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao; nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giao cho các doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, người dân không chấp nhận dẫn đến tình trạng các hộ dân chống đối, không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có nhiều hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện và chống người thi hành công vụ như ở Đình Trám.

Tóm lại, việc khiếu nại đòi đền bù, giải phóng mặt bằng phát sinh khi người khiếu nại cho rằng việc đền bù là không thỏa đáng, mức đền bù thấp hơn so với quy định hoặc giá thực tế trên thị trường.

2.2.3. Nguyên nhân phá t sinh khiếu nại về đất đai tại các khu công

nghiê ̣p ở tỉnh Bắc Giang

Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp: Khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp có nhiều nguyên nhân, do đất đai liên quan đến mọi đối tượng, mọi tầng lớp, tổ chức, quan hệ về đất đai diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, nguyên nhân do lịch sử để lại: Việc hoạch định chính sách đất đai ở nước ta nhìn nhận một cách khách quan là công việc khó khăn, phức tạp, do điều kiện lịch sử nước ta nửa đầu thế kỷ XX có nhiều biến động lớn. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 các cuộc chiến tranh giữ nước liên tục xảy ra. Năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ hai chế độ, hai chính sách quản lý đất đai khác nhau nhà nước chủ trương xây dựng một chính sách đất đai thống nhất trong cả nước, điều đó không tránh khỏi những tồn tại có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt nêu trên. Mặt khác, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đảng và nhân dân ta đã khẳng định và luôn kiên định, song con đường đó lại chưa có tiền lệ, hơn nữa các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã sụp đổ, điều đó càng khó khăn cho chúng ta xây dựng chính sách phát triển đất nước, trong đó có chính sách đất đai, do vậy việc hình thành, phát triển chính sách đất đai của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang hiện nay (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)