- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
Do đặc điểm của quan hệ bảo lãnh, người được bảo lãnh không nhất thiết phải biết việc có người thứ ba đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ của mình. Vì vậy, cần phải phân ra làm hai trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, người được bảo lãnh không biết có tồn tại quan hệ bảo lãnh... Do không biết và không đóng vai trò gì trong hợp đồng bảo lãnh, do vậy, người được bảo lãnh hầu như không có quyền gì mà chỉ có nghĩa vụ đó là nghĩa vụ hoàn trả lại cho người bảo lãnh phần giá trị nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho mình theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Dân sự.
Trường hợp thứ hai, người được bảo lãnh yêu cầu người bảo lãnh đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ của mình, chúng ta thường gặp loại hình này trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Khi đó, người được bảo lãnh có những quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền đề nghị một cá nhân, tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh cho nghĩa vụ của mình kèm theo với quyền này, người được bảo lãnh phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các tài liệu, thông tin theo yêu cầu của người bảo lãnh.
Quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thỏa thuận trong hợp đồng cấp bảo lãnh và có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ đã cam kết.
Quyền khởi kiện bên bảo lãnh, chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ, đồng thời có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh (nếu có).
Nói riêng trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, quyền của bên được bảo lãnh hầu như là phụ thuộc trong mối quan hệ với bên bảo lãnh. Sự phụ thuộc ở đây được hiểu là khi có nhu cầu bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải thỏa mãn các điều kiện mà bên bảo lãnh đã đưa ra. Hoặc, trong quá trình tham gia quan
hệ bảo lãnh, bên được bảo lãnh còn phải có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của bên bảo lãnh như cung cấp đầy đủ và trung thực các tài liệu và thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.