- Điều kiện bảo lãnh: Để được ngân hàng bảo lãnh, cần có đủ các điều kiện sau: Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
2.4.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan
Về cơ bản, trong quan hệ bảo lãnh chỉ tồn tại các chủ thể đã phân tích trên. Tuy nhiên, trong một số quan hệ bảo lãnh đặc thù như bảo lãnh ngân hàng, thì còn xuất hiện một số bên liên quan đến việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng, như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh và các bên khác theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế bảo lãnh.
Như đã trình bày ở trên, nghĩa vụ bảo lãnh là một nghĩa vụ dân sự, nếu người bảo lãnh hay chính xác hơn là toàn bộ khối tài sản của người bảo lãnh không làm cho người nhận bảo lãnh yên tâm (vì có thể lúc giao kết hợp đồng bảo lãnh thì khối tài sản của người bảo lãnh là rất lớn, nhưng khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh, khối tài sản này không còn gì). Khi đó, người nhận bảo lãnh và người bảo lãnh có thể thỏa thuận một biện pháp bảo đảm nào đó nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Hai bên có thể tiếp tục lựa chọn biện pháp bảo lãnh, khi đó ta có bảo lãnh của bảo lãnh, tức là nghĩa vụ ban đầu được bảo đảm bằng hai khối tài sản của hai người bảo lãnh khác nhau. Lúc này sẽ xuất hiện bên bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh là bên có liên quan. Việc xác lập quan hệ bảo đảm này là hoàn toàn độc lập với giao dịch được bảo lãnh được xác lập ban đầu. Hoặc khi quan hệ bảo lãnh là bảo lãnh gián tiếp, khi đó có sự xuất hiện của Ngân hàng bảo lãnh đối ứng là bên có liên quan bảo lãnh đối ứng là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (Bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của
bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp, khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh.
Mặc dù các quy định của Bộ luật Dân sự chưa thể hiện cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ bảo lãnh, song các quy định của pháp luật chuyên ngành đã phần nào khắc phục được những hạn chế này. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, cần thiết phải bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh. Bên cạnh đó, khi xem xét tính chất của quan hệ bảo lãnh chúng tôi cho rằng việc quy định cụ thể một số quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh như quyền đề nghị, nghĩa vụ nộp phí bảo lãnh là chưa phù hợp với nguyên tắc thỏa thuận trong ký kết hợp đồng.