Thực trạng phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình (Trang 48 - 53)

Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

2.3.1. Giới thiệu một số chương trình du lịch nông thôn đang được khai thác ở tỉnh Thái Bình.

Chương trình 1: THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - VŨ THƯ - THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

(2 ngày, 1 đêm)

Ngày1:

08h00: Xuất phát tại Thành phố Thái Bình, tới thăm DTLSVH Chùa Keo - công trình

kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ XVII, gác chuông chùa Keo là biểu tượng vĩnh hằng cho văn hoá Thái Bình.

14h30: Thăm quan Làng vườn Bách Thuận, làng nghề trồng dâu - nuôi tằm - dệt vải.

Trên đường về Thành phố ghé thăm đình - đền Bổng Điền thờ Quế Hoa (nữ tướng thời Hai Bà Trưng).

18h00: Ăn tối, tự do dạo chơi dọc sông Trà Lý thơ mộng, ngắm cảnh Thành phố về đêm,

nghỉ tại Khách sạn

Ngày 2:

08h00: Tham quan Bảo tàng tỉnh, Quảng trường Nguyễn Đức Cảnh, sau đó ghé thăm

chùa Tiền.

14h00: Tham quan Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - xã Tân Hoà, Làng nghề thêu

Minh Lãng, mua sắm quà lưu niệm.

17h00: Trở về, kết thúc chuyến đi.

Chương trình 2: THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - HƯNG HÀ - THÀNH PHỐ THÁI

BÌNH

Ngày 1:

08h00: Khởi hành tới thăm DTLSVH đền Tiên La - thờ nữ tướng anh hùng của thời

Hai Bà Trưng - Bát nạn tướng quân Vũ Thị Thục.

13h00: Thăm quan Khu mộ cổ các Vua Trần - mảnh đất Thái Đường xưa - nơi phát tích,

đất lăng mộ tôn miếu của một dòng họ, một triều đại hơn 700 năm về trước đã làm vẻ vang lịch sử phong kiến nước nhà.

15h30: Thăm làng nghề chiếu Hới - nơi phát triển nghề dệt chiếu từ thế kỷ X, thăm đền

Quan Trạng - thờ Quan Trạng Phạm Đôn Lễ (Thế kỷ XV) - người có công lao lớn canh tân kỹ nghệ dệt chiếu cổ truyền của làng.

18h30: Ăn tối, nghỉ tại Khách sạn.

Ngày 2:

08h00: Tham quan Nhà lưu niệm Bác Hồ, Từ đường Lê Quý Đôn - nhà bác học lỗi lạc lớn

nhất Việt Nam thế kỷ XVIII.

14h00: Tham quan Làng nghề dệt Phương La, mua sắm đồ lưu niệm.

Sau đó trở về kết thúc chuyến tham quan.

Chương trình 3: THÀNH PHỐ THÁI BÌNH - QUỲNH PHỤ - ĐÔNG HƯNG - THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

(1 ngày)

08h00: Thăm Khu DTLSVH đền Đồng Bằng - một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ đầu

thế kỷ XX, thăm khu di tích A Sào và Khu sinh thái Miễu Sổ - một khu rừng nguyên sinh giữa đồng bằng.

11h00: Ăn trưa, thưởng thức đặc sản canh cá Quỳnh Côi.

14h00: Ghé thăm Làng kháng chiến và múa rối nước Nguyên Xá (làng Nguyễn):

thưởng thức nghệ thuật múa rối nước với các tích trò hấp dẫn, hơn nữa du khách còn được thưởng thức Bánh Cáy - món quà đặc sản độc đáo mang hương vị của làng quê truyền thống Thái Bình. Sau đó quý khách có thể tới thăm làng Khuốc, thưởng thức chiếu chèo - một loại hình sân khấu truyền thống của người Thái Bình.

Chiều tối trở về, kết thúc chương trình tham quan.

2.3.2. Đánh giá về tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch nông thôn tại Thái Bình.

Điểm mạnh Điểm yếu

Thái Bình là tỉnh có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông thôn: - Vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế và mở rộng hành lang liên kết kinh tế và du lịch với hầu hết các trung tâm kinh tế, du lịch trong toàn quốc và một số nước Đông Nam Á.

- Thái Bình nổi tiếng là vùng đất đai phì nhiêu màu mỡ, nông nghiệp phát triển đạt được năng suất cao.

- Cư dân cần cù, chất phác và mến khách.

- Hệ thống chính trị ổn định, điểm đến an toàn.

- Thái Bình có nhiều làng nghề nổi tiếng và có truyền thống lâu đời - Thái Bình còn là quê hương của hát chèo và múa rối nước

- Ở đây có rất nhiều những lễ hội truyền thống và di tích lịch sử. - Những món ăn truyền thống, những sản vật địa phương như: ổi

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ở nông thôn còn chưa phát triển. Đường sá váo các làng quê tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều nơi gây khó khăn trong việc đi lại, tham quan.

- Nhân lực phục vụ du lịch ở các làng quê trình độ còn kém trong khi nhân lực chưa qua đào tạo thì lại đang thừa. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành chưa cao, đội ngũ hướng dẫn viên tại một số điểm du lịch chưa được đào tạo bài bản. - Vệ sinh môi trường tại các làng quê còn kém.

- Chưa tạo ra được thương hiệu cho du lịch nông thôn ở địa phương.

- Các dịch vụ phục vụ du lịch tại các điểm du lịch còn ít và không đạt chất lượng - Các sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại nên không thu hút được nhu cầu mua sắm của khách du lịch.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương

Bo, bánh cáy, cốm… rất thu hút khách du lịch.

chưa chặt chẽ.

- Vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch gặp nhiều khó khăn.

- Cơ chế ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch còn chưa phù hợp.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành, địa phương trong việc quản lý, phát triển hoạt động du lịch chưa chặt chẽ, đồng bộ.

Thời cơ Thách thức

- Trong những năm gần đây, loại hình du lịch nông nghiệp rất được khách du lịch quan tâm đặc biệt là du khách nước ngoài.

- Du lịch ngày càng được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt những làng quê ngày càng được quan tâm đưa vào khai thác du lịch.

- Sự đa dạng của một sản phẩm: mỗi một làng quê, mỗi vùng mang một vẻ đẹp riêng, một nét văn hoá riêng biệt vì vậy có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu rất đa dạng của khách du lịch.

- Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, rất phong phú. Vì vậy luôn đòi hỏi phải đổi mới sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật ở các làng quê đòi hỏi sự đầu tư một nguồn vốn lớn.

- Đã có rất nhiều nước, nhiều tỉnh thành trong cả nước phát triển thành công du lịch nông thôn nên thị trường khách du lịch nông thôn ở Thái Bình không còn nhiều. - Môi trường nông thôn đang dần bị ô nhiễm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của du lịch nông thôn.

- Các điểm di tích lịch sử có dấu hiệu xuống cấp nhưng nguồn vốn dành cho đầu tư, tôn tạo chưa nhiều nên việc nâng cấp để bảo tồn các di tích lịch sử còn chậm. Việc

phối hợp giữa khai thác và bảo tồn di tích chưa được nhịp nhàng.

Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và hiện nay các chương trình du lịch nông thôn cũng đang được khai thác trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, du lịch nông thôn của tỉnh vẫn chưa thực sự phát triển. Để làm được điều này, chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều biện pháp.

Chương III. Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)