Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình (Trang 55 - 60)

Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình

3.2.1. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng

Trước hết chúng ta phải cải thiện tiêu chuẩn tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Để phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình có thể xây dựng các homestay. Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Các nhà phải giữ được phong cách địa phương. Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa chữa nhà cửa của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn do chính quyền địa phương đưa ra. Thái Bình có thể xây dựng các loại sau:

✓ Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền.

✓ Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn sống ở nông thôn vài ngày để biết thế nào là nông thôn. Trẻ em được vui chơi, ăn ngủ với trẻ em nông thôn và có người phụ trách.

✓ Trại hè: là một miếng đất gần một di tích văn hóa, lịch sử được tổ chức để có thể căng lều trại, nhà vệ sinh, bếp ăn ngoài trời có thể tiếp các nhóm khoảng 20 thanh thiếu niên về ở và du lịch quanh vùng.

✓ Trạm dừng chân: là nhà nghỉ chân trên các lộ trình du lịch đi bộ, xe đạp, xe máy gần các di tích lịch sử để các đoàn du lịch có thể nghỉ chân, ăn uống.

✓ Nhà nghỉ: có thể đón tiếp các gia đình về nghỉ ở nông thôn trong vài ngày.

✓ Nhà sàn vui chơi: tổ chức các nhóm 3 đến 25 nhà sàn có thể tiếp 6 người ăn, ngủ. Xung quanh có các nơi vui chơi như đi câu, đi xe đạp, dạo chơi... ở các di tích lịch sử, văn hóa.

Ngoài ra, chính quyền địa phương Thái Bình cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống đường sá ở nông thôn, hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng.

3.2.2. Đổi mới sản phẩm du lịch

Để phát triển du lịch nông thôn bền vững, chúng ta cần xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn ở Thái Bình mới lạ, hấp dẫn, bền vững. Du khách được trực tiếp tham gia vào những công việc rất giản dị như lội ruộng, tát cá, trồng rau, làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống ở các làng quê như làm vườn (ở làng Bách Thuận), thêu (ở làng Minh Lãng), dệt đũi (ở làng Nam Cao)…, được trải nghiệm để trở thành nông dân, thợ thủ công thực thụ.

Ví dụ sản phẩm: Tour du lịch cụm làng Vũ Thư Ngày Chương trình

1 Buổi sáng, du khách lên xe trâu dạo quanh làng vườn Bách Thuận. Du khách tham gia làm vườn cùng nông dân như cắt tỉa cây, bắt sâu, tưới nước, nhặt cỏ, tạo dáng cây cảnh.

Buổi trưa, du khách về nghỉ tại nhà dân ở làng Bách Thuận, cùng nấu nướng và thưởng thức bữa trưa.

Buổi chiều, du khách ra đồng mò cua bắt ốc, gặt lúa, tát cá. Nghỉ tối tại nhà dân ở làng Bách Thuận.

2 Buổi sáng, du khách đi tham quan chùa Keo, tham gia lễ hội chùa Keo. Buổi chiều, tham quan làng thêu Minh Lãng. Du khách sẽ được hướng dẫn thêu một số sản phẩm.

Buổi tối, du khách nghe hát chèo, xem múa rối nước. Nghỉ tại nhà dân ở Minh Lãng.

Du khách tạm biệt huyện Vũ Thư, trở về vào buổi chiều.

3.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến du lịch

Song song với việc xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng cần chuẩn bị để thực hiện những chương trình xúc tiến du lịch:

✓ Xây dựng logo, khẩu hiệu và hình ảnh biểu trưng cho du lịch nông thôn Thái Bình thông qua tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng, khẩu hiệu, ảnh đẹp để tìm ra hình ảnh ấn tượng, khái quát nhất.

✓ Khi hoàn thành xây dựng các sản phẩm đặc trưng, tổ chức giới thiệu sản phẩm mới.

✓ Tạo ra các sự kiện lớn tại Thái Bình như lễ hội đồng bằng sông Hồng năm vừa qua.

✓ Xây dựng một website đủ lớn để quảng bá du lịch nông thôn Thái Bình sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh thống nhất trong website.

✓ Họp báo giới thiệu sản phẩm mới với các công ty lữ hành và các phương tiện thông tin đại chúng trong nước tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

✓ Biên tập, sản xuất các loại ấn phẩm giới thiệu về du lịch nông thôn Thái Bình bằng nhiều hình thức như: tờ rơi, bản đồ, đĩa CD, bưu ảnh, quà lưu niệm mang hình ảnh nông thôn Thái Bình.

✓ Quảng cáo, giới thiệu hình ảnh nông thôn Thái Bình trên các tạp chí du lịch và hàng không có uy tín ở Châu Á như Destinasean, Tuorism Asia…

✓ Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế trong khu vực và Châu Âu.

3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch nông thôn

✓ Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các chương trình đào tạo. Thái

Bình cần xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân đến năm 2020. Từ chiến lược đó ngành du lịch có thể lên được những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để phát triển du lịch nông thôn. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi chuyên môn nghiệp vụ để khuyến khích việc rèn luyện nâng cao tay nghề của các cán bộ công nhân viên công tác trong ngành du lịch.

✓ Có các chính sách thu hút các nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên ngành cao về du lịch. Có những biện pháp thu hút nhân tài về tỉnh, tạo điều kiện để những sinh viên mới ra trường có cơ hội được làm việc trong các đơn vị quản lý du lịch của tỉnh.

✓ Cần phải tổ chức, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cộng đồng về phát triển du lịch cho nhân dân bản địa. bởi người nông dân sẽ là những hướng dẫn viên trên chính mảnh đất của mình. Từ đó người dân có thể nhận thức được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài nhằm tăng cường ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn minh du lịch và bảo vệ môi trường cảnh quan du lịch tại các điểm du lịch của tỉnh.

3.2.5. Những giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch nông thôn

✓ Lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết các khu du lịch gắn với công tác nghiên cứu thị trường. việc lập quy hoạch du lịch phải bảo đảm tính thống nhất của các yếu tố trong du lịch là cần thiết và quan trọng, đồng thời phải được đặt trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và quốc gia. Quy hoạch phải đảm bảo phát triển bền vững bởi vì sự phát triển du lịch chủ yếu phụ thuộc vào các điểm hấp dẫn và các hoạt động có liên quan đến môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa của địa phương. Hoàn thiện việc quy hoạch du lịch cho từng địa phương và tăng cường quản lý để thực hiện các quy hoạch đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm ăn manh mún làm cho du lịch nông thôn kém tính bền vững.

✓ Xây dựng các mô hình du lịch nông thôn phù hợp với từng địa phương khác nhau của tỉnh như mô hình trang trại hay mô hình du lịch theo quy mô làng để du

khách có thể tham gia các hoạt động của làng trong vài ba ngày với các tiện nghi dịch vụ có chất lượng.

✓ Về quản lý quy hoạch: Căn cứ luật du lịch 2009, Sở Văn hóa thể thao và du lịch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị giao quyền quản lý quy hoạch du lịch cho ban quản lý của các khu du lịch. Ban quản lý có trách nhiệm giám sát, quản lý và đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và du lịch để quản lý kinh doanh du lịch dịch vụ trong khu du lịch mình quản lý theo quy hoạch đã được duyệt nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các ban quản lý, đơn vị được giao quản lý khai thác các khu du lịch phải có trách nhiệm giám sát các hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ du lịch… trong các khu vực quy hoạch, nếu có các hành vi làm trái với quy hoạch và xâm hại đến tài nguyên du lịch phải phối hợp với chính quyền địa phương, công an xử lý nghiêm các hành vi đó và báo cáo ngay bằng văn bản tới ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành, các cấp có liên quan để giải quyết triệt để.

3.2.6. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý của địa phương

✓ Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng các quy ước của các làng trong khai thác du lịch, tránh tình trạng làm ăn chụp giật.

✓ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống đến huyện, đề nghị bổ sung biên chế chuyên trách về du lịch tại phòng kinh tế huyện. Kiền toàn và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Thành lập các ban quản lý khu du lịch trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tại các địa phương, khu du lịch sinh thái, làng nghề trên địa bàn tỉnh. Với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch theo quy hoạch, quản lý quy hoạch và các hoạt động đầu tư xây dựng trong khu du lịch, quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch, quản lỳ và điều tiết

các nguồn thu từ vé danh lam, phí khai thác tài nguyên nộp vào ngân sách tỉnh, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đủ điều kiện.

✓ Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản luật, các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động khai thác tài nguyên du lịch. Căn cứ vào các hướng dẫn thi hành Luật du lịch năm 2009 của chính phủ, ngành du lịch Thái Bình cần tập trung tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành quy chế quản lý khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch, nội quy, quy định về kinh doanh dịch vụ trong khu du lịch làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý khai thác tài nguyên của các ban quản lý khu du lịch trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)