Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình (Trang 60 - 66)

Chương II Tiềm năng phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

3.4. Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thô nở tỉnh Thái Bình

3.4.1. Kiến nghị đề xuất với chính quyền địa phương

✓ Chính quyền địa phương phải có những chính sách nhằm giới hạn việc khai thác du lịch làng quê. Mọi sự khai thác phát triển đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn. Đồng thời tuân theo những quy định của pháp luật, những luật lệ hương ước của làng xã.

✓ Chính quyền địa phương phải phối hợp với người dân trong việc kiểm tra giám sát… nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn lợi ích cho cả người dân và khách du lịch.

✓ Cần có các nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Xác định sức thu hút của tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn trên cơ sở điều tra và đánh giá toàn diện tài nguyên trên 9 tiêu chí chính sau: Mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch nông thôn của từng địa phương trong tỉnh, Thời gian khai thác các tài nguyên; Các yếu tố môi trường; Sức chứa của từng vùng; Độ bền vững trong khai thác tiềm năng du lịch nông thôn; Khả năng tiếp cận; Điều kiện hạ tầng; Khả năng phát triển; Hiệu quả kinh tế xã hội. Các tiêu chí trên giúp cho việc

lượng hoá tài nguyên theo thang bậc tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài nguyên trong du lịch của từng địa phương.

✓ Thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, vệ sinh môi trường của người dân, cần tuyên truyền cho người dân về lợi ích thiết thực của loại hình du lịch nông thôn mang lại để hộ giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá bản địa của mình. Đồng thời, khuyến khích nhân dân củng cố, sưu tầm và phát triển rộng hơn nền nghệ thuật dân ca, dân vũ của mình để phục vụ khách du lịch.

3.4.2. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch

✓ Công ty du lịch cần có kế hoạch khai thác hợp lý tài nguyên du lịch ở nông thôn. Đồng thời không vì lợi ích trước mắt mà có những hành bi trái pháp luật, làm tổn hại đến cuộc sống của người dân, đến bản sắc văn hóa của làng quê, đến môi trường sống và không gian sống nơi làng quê.

✓ Mặt khác ban quản lý các doanh nghiệp du lịch cũng cần có những hoạt động giám sát, kiểm tra các chương trình hoạt động của mình. Sự kiểm tra giám sát kịp thời sẽ tránh gây ra những hoạt động sai trái trong việc khai thác du lịch nông thôn.

✓ Cần có sự phối hợp tốt giữa doanh nghiệp du lịch và chính quyền, cộng đồng địa phương để giảm thiểu những tổn hại do hoạt động du lịch gây ra.

✓ Các doanh nghiệp khi xây dựng các chương trình du lịch nông thôn cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các địa phương có tài nguyên du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ khác trong hệ thống du lịch là chính quyền, dân cư các địa phương và khách du lịch.

3.4.3. Kiến nghị đề xuất với du khách

✓ Hướng dẫn viên cần nhắc nhở du khách tinh thần tôn trọng bản sắc văn hóa làng quê có ý thức trong hoạt động tham quan du lịch.

✓ Du khách cần được hướng dẫn về những phong tục tập quán cơ bản đặc biệt của địa phương để tránh những va chạm xô xát với người dân địa phương do hiểu nhầm.

✓ Du khách cần có trách nhiệm cùng cư dân địa phương bảo vệ môi trường du lịch và chia sẻ quyền lợi từ hoạt động du lịch.

3.4.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương

✓ Người dân không nên chạy theo lợi ích trước mắt mà có những hành động làm tổn hại đến cuộc sống lâu dài của làng xóm mình, xâm phạm bản sắc văn hóa của làng quê. Người dân cần có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và nét đẹp làng quê mình nói riêng.

✓ Hơn nữa người dân địa phương cần có thái độ thân thiện cởi mở chào đón du khách đến với làng mình, không nên tỏ thái độ tò mò, dò xét du khách. Chính điều đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch làng quê phát triển, nâng cao cuộc sống của chính mình.

✓ Người dân địa phương cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch đặc biệt là môi trường làng nghề, để gìn giữ tài nguyên cũng như đảm bảo tài nguyên phát triển du lịch bền vững.

Như các loại hình du lịch khác, du lịch nông thôn có những điểm thu hút khách du lịch đồng thời cũng có những hạn chế nhất định cần được quan tâm và giải quyết. Bởi vậy, cần có sự phối hợp tốt giữa cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền địa phương và những nhà kinh doanh du lịch sao cho các chương trình được thực hiện thành công nhất.

KẾT LUẬN

Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Một trong những lĩnh vực kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của sự hội nhập là lĩnh vực du lịch. Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Thái Bình nói riêng là một ngành hội nhập trước các ngành kinh tế khác, hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để du lịch phát triển, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn để từng bước thâm nhập vào thị trường kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế… Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam cũng như du lịch Thái Bình sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn như bị chia sẻ thị phần, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt… Vì vậy phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình sẽ giúp Thái Bình tận dụng một cách hiệu quả những tiềm năng du lịch của địa phương,tạo công ăn việc làm cho người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Để có được điều này thì rất cần sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và dân cư địa phương.

Hy vọng trong ương lai không xa du lịch nông thôn ở Thái Bình sẽ tạo ra được thương hiệu riêng có không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa, “Giáo trình Marketing du lịch”, tháng 9 năm 2008.

2. T.s Bùi Xuân Nhàn, “Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay”, tạp chí cộng sản.

3. T.s Ngô Kiều Oanh, “Mô hình du lịch nông nghiệp là một lối thoát cho chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, Viện khoa học công nghệ Việt Nam, ngày 12 tháng 7 năm 2008. 4. http://thaibinh.gov.vn 5. http://thaibinhtv.com 6. http://langque.vn 7. http://nongthon.net 8. http://baothaibinh.net

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh thái bình (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)