- Tính minh bạch Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan
3.1.2. Tình hình trong nước
Đối với Việt Nam, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 25 năm đổi mới, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 đã tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Các vấn đề văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường... giai đoạn này vẫn đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có các giải pháp tổng thể bảo đảm phát triển bền vững, cân đối giữa phát triển kinh tế và giải quyết các
vấn đề xã hội, môi trường. Mặc dù quốc phòng và an ninh giai đoạn này về cơ bản là ổn định, nhưng các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "diễn biến hòa bình" để chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực, lợi dụng triệt để vấn đề tự do dân chủ, tự do tôn giáo, các vấn đề về nhân quyền để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động bạo loạn, ly khai. Các hành động lấn chiếm, xâm phạm chủ quyền biên giới, biển, đảo, vùng đặc quyền kinh tế, làm cho tình hình Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa phức tạp hơn; những vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn bán ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức, khủng bố, nhập cư và di cư trái phép, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu... cũng ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh và phát triển đất nước.
Các yêu cầu về dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, yêu cầu, đòi hỏi về bảo đảm nhân quyền, công bằng, tiến bộ xã hội… sẽ tác động ngày một lớn hơn đến nhu cầu xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
- Trong bối cảnh ấy, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại có trình độ phát triển trung bình; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thể được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Các định hướng phát triển cơ bản giai đoạn này là: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp. Phát triển nền nông nghiệp toàn diện
nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ dự báo tình hình trong nước và thế giới trên, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật giai đoạn này phải bám sát và phục vụ hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Bên cạnh đó, các nước ASEAN sẽ đẩy mạnh quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế chung. Quá trình hội nhập này dẫn đến việc hình thành các nguyên tắc và chuẩn mực chung như: hình thành đồng tiền chung, sử dụng ngôn ngữ chung cho giao dịch và quan hệ ngoại giao, hành chính, tư pháp, các tiêu chuẩn chung về hải quan, kiểm toán, kiểm dịch động thực vật, bảo vệ môi trường, giáo dục, đào tạo... Yêu cầu này đòi hỏi chúng ta tiếp tục thực hiện việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các thiết chế thi hành pháp luật và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hành pháp luật, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế nói riêng, đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung. Việc thực thi pháp luật, tính chuyên nghiệp của các công chức, viên chức, tính công khai, minh bạch trong pháp luật, một số các nguyên tắc chung trong hoạt động của các cơ quan hành chính, tư pháp sẽ trở thành chuẩn mực chung của AEC. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải dự báo được và đón trước được quá trình này, chuẩn bị
lực lượng để tham gia hội nhập một cách chủ động và có chất lượng.