Yêu cầu về ngôn ngữ và kỹ thuật lập pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 39)

Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là:

Một là, kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật: Muốn làm luật tốt cần phải có quan niệm đúng về pháp luật và làm luật.

Hai là, trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật. Cơ cấu pháp luật trong quá trình lập pháp chủ yếu nói đến cơ cấu của quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung nên thông thường nó phải chứa đựng những nội dung: thứ nhất, dự kiến những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà chủ thể sẽ gặp phải; đồng thời chỉ ra chủ thể là tổ chức, cá nhân nào sẽ ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó; thứ hai, quy định cách xử sự mà Nhà nước cho phép hoặc bắt buộc hoặc cấm tổ chức, cá nhân ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó thực hiện; thứ ba, hình thức khen thưởng mà tổ chức, cá nhân có thể được hưởng nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật hoặc những biện pháp xử phạt mà tổ chức, cá nhân có thể phải gánh chịu nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ những cách xử sự mà Nhà nước đưa ra.

Ba là, cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên môn, cấn xác định rõ nội dung và phải được giải thích trong văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)